Thiết kế Board và Tản Nhiệt:
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về thiết kế bo mạch cũng như các thành phần linh kiện và tản nhiệt của MSI GeForce RTX 2060 Super Gaming X.
Như hình ảnh bên trên, sau khi tách rời cụm tản nhiệt, trên cạc còn được trang bị thêm hai tấm khung kim loại ốp trên lưng các IC nhớ và MosFET cũng như một số linh kiện khác của cạc.
Tản nhiệt Twin Frozr 7 có thiết kế gồm hai cụm lá nhôm liên kết với nhau bởi hệ thống 4 ống đồng kích thước 6mm. Các ống đồng này không tiếp xúc trực tiếp với GPU mà thông qua thêm một lớp đế đồng. Theo MSI, việc sử dụng thêm lớp đế đồng sẽ cho hiệu quả hấp thu nhiệt từ GPU đến các ống heatpipe tốt hơn.
Cận cảnh quạt Torx thế hệ 3 với 1/2 cánh quạt được thiết kế đường gân nổi và phần lưỡi cánh được uống cong nhẹ nhằm tạo lực ép tối ưu hơn nữa cho luồng không khí đi vào bên trong bộ tản nhiệt.
Bộ nhớ VRAM và MosFet dù được trang bị thêm tấm ốp lưng hỗ trợ làm mát, nhưng nó không kết nối trực tiếp đến bộ tản nhiệt bên trên mà cũng chỉ hưởng luồng gió từ hai quạt thổi xuống. Thiết nghĩ MSI nên trang bị thêm các miếng thermalpad để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả làm mát cho VRAM và MosFet.
Trong tổng số 8 cuộn cảm thì lại có 4 cuộn được phủ thermalpad, tuy nhiên bề mặt tiếp xúc với lá nhôm là cũng không nhiều nên chúng tôi vẫn không rõ đây là dụng ý gì từ MSI.
8 con chip đồ họa Micron GDDR6 bố trí xung quanh GPU như thường lệ, phía sau bo là cụm linh kiện mạch cung cấp điện áp cho card. Các chip nhớ này được thiết lập hoạt động ở mức xung nhịp 1750 MHz.
Cụm mạch điều khiển điện cho GPU, VRAM và các thành phần khác trên MSI GeForce RTX 2060 Super Gaming X…
… IC ON Semiconduc tor NCP81610 hỗ trợ tối đa 8 pha điện ra, trên cạc đồ họa này chúng ta sẽ có cấu hình 6 pha cho GPU và 2 pha VRAM được điều khiển bởi IC uP1666Q.