Với TUF Z390-PRO GAMING, ASUS đã làm mới dòng sản phẩm TUF Gaming Alliance. Không mang trên mình sự hầm hố, lực lưỡng như dòng ROG Maximus nhưng với tông màu xám/vàng trên nền đen cùng chủ đề camo quân đội mang đến một làn gió mới cho các game thủ tầm trung và phổ thông bằng một sản phẩm có thiết kế đẹp mắt, nhưng có mức đầu tư khá hợp lý.

asus-tuf-z390-pro-gaming-002

TUF Z390-PRO GAMING vẫn là một bo mạch chủ chuẩn ATX, PCB mạch được phủ lớp sơn đen, hình ảnh chủ đề trên bo mạch chủ được phối màu đơn giản và dịu mắt với các họa tiết camo màu xám cùng vài đường kẻ chỉ màu vàng tạo điểm nhấn.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-034

Bên dưới PCB dù không quá quan trọng nhưng vẫn được ASUS chú trọng bang cách in thêm các họa tiết, làm cho sản phẩm thêm phần nào đó cao cấp hơn cũng như thể hiện sự quan tâm của ASUS trong việc cung cấp những sản phẩm gaming cho người dùng dù chỉ là một sản phẩm tầm trung.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-027

Không gian quanh socket CPU đủ rộng để tiếp nhận hầu hết các loại tản nhiệt khí có trên thị trường hiện nay. Cụm VRM với các MosFET được trang bị tản nhiệt kích thước vừa phải, xẻ rảnh nhiều tầng tạo không gian bề mặt nhiều hơn cho việc làm mát MosFET, cả hai phiến tản nhiệt này không chỉ có nhiệm vụ làm mát cho MosFET mà nó còn làm mát cho cả các cuộc cảm điều tiết điện cấp cho CPU . Toàn bộ các thành phần trên bo mạch chủ này như cuộn cảm, MosFET, tụ điện đều là những linh kiện phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và độ bền như trong quân đội đúng theo tinh thần của TUF GAMING.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-010

Bốn khe cắm RAM trên bo mạch chủ này không được bọc kim loại bảo vệ, hỗ trợ bộ nhớ lên đến 4266+ MHz.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-007

Dù không hoành tráng như các sản phẩm dòng Maximus nhưng khu vực chipset cầu nam vẫn được trang bị một tấm giáp nhựa kích thước lớn bao trọn tản nhiệt chipset bên trong. Bề mặt tấm ốp này được tạo hình sắc xảo và đẹp mắt với sticker biểu tượng TUF cùng tên sản phẩm và dòng sản phẩm được in theo phương chéo góc với bo mạch chủ. Chipset cầu nam cũng là nơi duy nhất được trang bị sẳn đèn RGB. Bo mạch chủ này cũng cung cấp 2 đầu RGB Header cho việc mở rộng và đồng bộ ánh sáng bên trong thùng máy.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-021

Bên  cạnh chipset là khe M.2 và khe M.2 này được cung cấp sẳn một tấm ốp hỗ trợ tản nhiệt cho thanh nhớ M.2. Ngoài ra còn một khe cắm M.2 ngay tại khe cắm PCIe x16 đầu tiên nhưng do vị trí địa lý của khe cắm này mà nó không được trang bị tản nhiệt riêng.

Bên cạnh 2 khe M.2, TUF Z390-PRO GAMING còn cung cấp cho người dùng 6 cổng SATA3 6.0Gbps với hai cổng nằm ngang thích hợp cho các giải pháp cần giấu dây một cách kín đáo hơn nữa.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-029

Trên TUF Z390-PRO GAMING chúng ta có 3 khe cắm PCIe x16 hỗ trợ cả hai cấu hình đa card đồ họa NVIDIA 2-way SLI (x8/x8), AMD CrossFireX (x8x8 hoặc x8x4x4)

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-020

Chip âm thanh Realtek ALC S1200A và toàn bộ phần mạch âm thanh được đóng gói trong một shield chống nhiễu in biểu tượng TUF GAMING, cùng với đó là 5 tụ lọc âm chuyên dụng.

ASUS-TUF-Z390-PRO-GAMING-023

Cụm I/O kết nối phía sau bo mạch chủ khá đơn giản, không có gì nổi bật so với những sản phẩm bo mạch chủ khác trên thị trường.

Do được định vị ở một phân khúc tầm trung – phổ thông, nhưng TUF Z390-PRO GAMING vẫn mang đầy đủ các tính năng tốt nhất của ASUS như hoạt động tốt với cả vi xử lý Core i9-9900K với dàn linh kiện VRM chất lượng tiêu chuẩn quân đội, hỗ trợ bộ nhớ DDR4 xung nhịp cao, thiết kế hình ảnh đẹp mắt. Nó còn hỗ trợ một loạt tính năng có thể là quá dư thừa so với người dùng ở phân khúc này như hỗ trợ hai khe cắm M.2 cho lưu trữ tốc độ cao, hỗ trợ cấu hình đa card đồ họa phong phú.

Tuy nhiên, do đặc thù phân khúc mà TUF Z390-PRO GAMING vẫn bị cắt giảm một số tính năng như đèn nền RGB tại nhiều vị trí, I/O Shield không được tích hợp sẳn, vị trí cụm âm thanh không được bọc giáp vừa trang trí vừa bảo vệ.

recommended by techflow

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *