Home Đánh Giá Sản PhẩmPhần Cứng Máy TínhBo mạch chủ - Mainboards Trên Tay: Bo mạch chủ ASUS TUF Z690-PLUS WIFI D4

Trên Tay: Bo mạch chủ ASUS TUF Z690-PLUS WIFI D4

by Hang Nhu

Asus TUF Z690-Plus WiFi D4 hướng dến các đối tượng người dùng tầm trung – phổ thông, người dùng cần nâng cấp lên nền tảng thế hệ mới nhưng vẫn đảm bảo một ngân sách phù hợp.

Như tên gọi đi kèm mã nhận dạng D4 cho biết bo mạch chủ này sẽ không sử dụng loại bộ nhớ DDR5 thế hệ mới nhất mà thay vào đó sẽ tiếp tục sử dụng dòng bộ nhớ DDR4 phổ biến hiện tại. Bên cạnh đó, bo mạch chủ này cũng sẽ không hỗ trợ các ổ đĩa NMVe SSD PCIe Gen5 mà vẫn sẽ là PCIe Gen4 hiện hành. Nhưng với nền tảng đồ họa rời thì bo mạch chủ này đã sẳn sàng để chờ đón cho loạt card đồ họa thế hệ tiếp sử dụng giao tiếp PCIe Gen5 đặc biệt là dòng card đồ họa “cây nhà lá vườn” Intel Archemist sẽ được ra mắt vào nửa đầu năm sau.

Asus TUF Z690-Plus WiFi D4 là một bo mạch chủ có tính cân bằng tốt nhất giữa hiệu suất, chất lượng và giá thành. Người dùng mới sẽ không phải tốn quá nhiều tiền để đầu tư cả một nền tảng hoàn toàn mới, trong khi đối với người dùng nâng cấp cũng sẽ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá trong khi vẫn được trải nghiệm một nền tảng kiến trúc hoàn toàn mới từ Intel.

Hộp đựng bên ngoài với hàng chữ TUF Gaming nổi bật mang đậm màu sắc của dòng ASUS TUF. Cùng với các đặc tả kỹ thuật được hỗ trợ trên bo mạch chủ này như hỗ trợ dòng vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 12 dựa trên socket LGA 1700 mới nhất, công nghệ âm thanh vòm kỹ thuật số dts, Wi-Fi 6E tốc độ cao… Các thông số kỹ thuật chi tiết về bo mạch chủ này có thể được tìm thấy ở mặt sau của hộp đựng.

Để tiết giảm chi phí tối đa, phụ kiện đi kèm TUF Z690-Plus WiFi D4 được lượt bỏ rất nhiều, chỉ đi kèm

  • 2 cáp SATA3
  • Anten kết nối Wi-Fi
  • Ốc đệm ổ đĩa NVME PCIE
  • Sách hướng dẫn sử dụng
  • Đĩa DVD chứa ứng dụng và trình điều khiển
  • Bộ sưu tập các miếng dán trang trí.

Có thể nói TUF là một dòng sản phẩm quá độ giữa dòng PRIME và STRIX của nhà ASUS, vì thế bạn có thể thấy tổng thể bo mạch chủ này mang một sự đơn giản của dòng PRIME nhưng nhờ cách phối màu đen nhám làm cho nó trong trở nên mạnh mẽ, cứng cáp hơn của dòng STRIX. Dĩ nhiên là bạn sẽ không thể nhìn thấy quá nhiều ánh sáng RGB trên bo mạch chủ này.

Socket LGA1700 hỗ trợ loạt vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 12 tên mã là Alder Lake S mới nhất của Intel, đây là một dòng vi xử lý mang thiết kế hoàn toàn mới, hoàn toàn khác biệt đối với nền tảng x86 hiện tại. Bo mạch chủ này đi kèm với một nguồn điện thiết kế 16+1 phase đủ để đảm bảo điện áp cho các bộ xử lý Core i7 trở xuống. Tản nhiệt cho các MOSFET được gia công từ nhôm nguyên khối đồng thời kiêm luôn miếng chắn bảo vệ các cổng I/O phía sau.

Như chúng ta đã biết thì dòng vi xử lý Core thế hệ thứ 12 của Intel sẽ hỗ trợ cả hai loại bộ nhớ DDR4 và DDR5, và với phiên bản TUF Z690 mà chúng tôi được trên tay hôm nay có đi kèm với ký tự D4 ở phía sau cho biết bo mạch chủ này sẽ sử dụng loại bộ nhớ DDR4 phổ biến hiện tại. Điều này giúp cho người dùng nâng cấp tiết kiệm được một khoản chi phí khi tận dụng lại các thanh nhớ DDR4 hiện có.

Không được tích hợp đèn Q-Code nhưng bo mạch chủ này vẫn tích hợp 4 đèn led nhỏ để thông báo về quá trình khởi động hệ thống. Điều này sẽ giúp người dùng có được những chuẩn đoán chính xác hơn khi gặp sự cố trong quá trình khởi động máy.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu khu vực còn lại của bo mạch chủ này đó là khu vực các khe cắm mở rộng và quanh chipset Z690. Như hình ảnh trên và chúng tôi cũng đã nói ở phần trên, đây là một sản phẩm quá độ giữa dòng PRIME và Strix vì thế khu vực nữa sau của bo mạch chủ này có thiết kế tương đối đơn giản. Bạn có thể thấy ngoài phiến tản nhiệt cho chipset thì bo mạch chủ này chỉ có thêm 2 thanh tản nhiệt cho 3 khe cắm M.2, không gian còn lại được để trần.

TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4 sẽ đi kèm với 1 khe cắm PCIe x16 Gen5 cho card đồ họa, 1 khe cắm PCIe x16 Gen3 hoạt động ở chế độ x4, 1 khe cắm PCIe x4 Gen 3 và 2 khe cắm PCIe x1 Gen3.

Cần lưu ý là ở TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4 sẽ chỉ có khe cắm PCIe x16 đầu tiên dành cho card đồ họa mới hoạt động ở băng thông của PCIe Gen5. Toàn bộ các khe cắm mở rộng còn lại bao gồm cả các khe cắm M.2 đều chỉ hoạt động ở băng thông của PCIe Gen4. Tuy nhiên, dù chỉ là PCIe Gen4 nhưng cũng đủ để người dùng trải nghiệm được lưu trữ tốc độ cao và thực tế thì ở phân khúc máy tính này cũng sẽ rất ít người dùng đầu tư quá nhiều tiền cho các giải pháp lưu trữ NVMe PCIe SSD dựa trên giao tiếp PCIe Gen4.

Khả năng mở rộng lưu trữ TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4 phải nói rất là phong phú khi nó cung cấp đến 4 khe cắm M.2 cho người dùng.

Âm thanh trên TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4 được điều khiển bởi chip Realtek S1200A và vài tụ lọc âm Nichicon.

Kết nối Intel Wi-Fi 6E trên ASUS TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4

Đối với các kết nối I/O phía sau, bo mạch chủ này cung cấp đầu đủ các cổng kết nối thời thượng như mạng LAN 2.5Gbps, hai cổng xuất hình HDMI/DisplayPort, ngõ ra âm thanh đa kênh, 4 cổng USB 3.2 Gen1, 2 cổng USB 3.2 Gen2, 1 cổng Type-C 3.2 Gen1 và 1 cổng Type C 3.2 Gen2x2.

Related Articles

Leave a Comment