Đánh giá Intel Optane Memory
Để đánh giá hiệu suất của giải pháp Intel Optane, chúng tôi tiến hành kết hợp ổ đĩa này không chỉ với HDD truyền thống mà sẽ kết hợp chúng với một ổ đĩa SSD giao tiếp SATA truyền thống cùng với một ổ đĩa M.2 SSD SATA.
Tùy từng nhà cung cấp bo mạch chủ sẽ có các thiết lập bật hỗ trợ Intel Optane riêng. Nhưng hầu hết sẽ yêu cầu người dùng cấu hình SATA Config trong BIOS sang cấu hình RAID chứ không phải là AHCI như thông thường. Ngoài ra, với trình điều khiển RST (Rapid S torage Technology) người dùng cũng cần tải về trình điều khiển RST mới nhất và dành riêng cho Optane Memory (không dùng chung với một bản RST riêng lẻ được).
Cấu hình hệ thống đánh giá:
- CPU: Intel Core i7-7700K
- Mainboard: ASUS Maximus VIII Code
- Memory: Apacer Blade DDR4 3000MHz 16GB
- SSD:
- Intel Optane Memory
- Crucial MX300 M.2 SSD 275GB
- Plex tor M7V 512GB
- Seagate Barracuda 2TB
- VGA: Gigabyte GTX 1050Ti OC 4GB
- PSU: FSP Dagger 600W
Crystal Disk Mark
Bắt đầu các bài test là với phần mềm Crystal Disk Mark, đây là một trong số các phần mềm đánh giá hiệu suất ổ đĩa thông dụng nhất hiện nay. Dựa trên các biểu kết quả, có thể thấy không chỉ với HDD mà ngay cả với ổ đĩa SSD khi được kết hợp cùng Intel Optane dù là bản 16GB hay 32GB thì tốc độ truy xuất dữ liệu được tăng tốc lên rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ ghi lại bị kéo xuống còn phân nữa hiệu năng khi kết hợp với ổ đĩa SSD, trong khi với HDD cho kết quả ghi dữ liệu tốt hơn khi sử dụng HDD riêng lẽ.
Với truy xuất dữ liệu block 4K, Intel Optane cũng đạt được kết quả rất tốt, với HDD khi không sử dụng Optane tốc độ truy xuất ở cả đọc và ghi rất kém, dưới 1MB/s nhưng khi được kết hợp cùng Optane kết quả không hề kém cạnh các giải pháp lưu trữ SSD cao cấp hơn.