Home Tin Tức Intel Ra Mắt Dòng Xeon Scalable thế hệ thứ 3 dành cho máy chủ dữ liệu

Intel Ra Mắt Dòng Xeon Scalable thế hệ thứ 3 dành cho máy chủ dữ liệu

by Hang Nhu

Intel đã chính thức ra mắt dòng vi xử lý Xeon Scalable “Ice Lake” thế hệ thứ 3. Dòng vi xử lý này sẽ được đóng gói trên quy trình 10nm và cung cấp đến tổng cộng 40 lõi trên một bô xử lý, và được Intel phát triển hướng đến các nền tảng cơ sở dữ liệu.

Những con chip này được thiết kế cho các khối lượng công việc trải dài trên nhiều thị trường, từ đám mây đến mạng và các khía cạnh khác. Intel cho biết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cao cấp nhất sẽ cung cấp cá dịch vụ dựa trên Ice Lake. Dòng vi xử lý này sẽ xuất hiện trong hơn 50 nhà OEM hệ thống với hơn 250 mẫu máy chủ dựa trên nền tảng này.

Navin Shenoy, EVP và GM thuộc nhóm Data Platforms của Intel cho biết “loạt vi xử lý Xeon Scalable thế hệ thứ 3 là nền tảng linh hoạt và hiệu quả nhất trong lịch sử của Intel.

Việc ra mắt này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Intel. Thị trường trung tâm dữ liệu ngày càng cạnh tranh, với việc AMD đã để mắt đến thị phần vốn đang áp đảo của Intel, trong khi khách hàng của chính Intel cũng đang có động thái xây dựng những con chip của riêng họ. Trong khi đó, sau một số lần trì hoãn lộ trình sản phẩm, CEO Pat Gelsiner đã cam kết sẽ có một nhịp độ ổn định với các sản phẩm hàng đầu bằng cách sử dụng cả những nhà máy nội bộ lẫn gia công bên ngoài.

Shenoy cho biết trong tuyên bố của mình rằng “Intel có vi trí độc tôn về kiến trúc, thiết kế và sản xuất để cung cấp phạm vi rộng lớn của silicon thông minh và các giải pháp đáp ứng nhu cầu khác hàng.”

Theo Intel, so với thế hệ trước, Ice Lake mang lại hiệu suất tăng trung bình 46% đối với khối lượng công việc phổ biến của trung tâm dữ liệu. Bộ xử lý này cũng được bổ sung thêm Intel SGX (Software Guard Extensions) để tăng tính bảo mật, cũng như Intel Cryp to Acceleration. Nó bao gồm DL Boost của Intel để gia tốc AI.

Nền tảng này hỗ trợ tối đa 6TB bộ nhớ hệ thống trên mỗi socket, tối đa sẽ có tới 8 kênh bộ nhớ DDR4-3200 trên mỗi socket và lên đến 64 lanes PCIe Gen4 trên mỗi socket.

Thông tin thêm về các tính năng tích hợp:

Gia tốc AI: Intel cho biết với việc tối ưu hóa phần cứng và phần mềm, Ice Lake mang lại hiệu suất AI nhanh hơn 74% so với thế hệ trước. So với AMD EPYC 7763 thế hệ thứ 3, Intel cho biết nền tảng này mang lại hiệu suất cao hơn 1,5 lần trên các tổng hợp với hơn 20 khối lượng công việc AI phổ biến. So với GPU NVIDIA A100, họ cho biết nó mang lại hiệu suất cao hơn 1,3 lần.

Tích hợp bảo mật: Intel SGX và bảo mật nói chung, là điểm nhấn chính trong tiếp thị của Ice Lake. Công nghệ này có thể bảo vệ tối đa 1 TB mã và dữ liệu trong các vùng dữ liệu bộ nhớ riêng được gọi là vùng mã hóa.

Trong khi đó, các chip Ice Lake cũng có tính năng gia tốc mã hóa, hứa hẹn con chip này sẽ cung cấp cả bảo mật lẫn hiệu suất. Điều này đăc biệt quan trọng đối với khách hàng doanh nghiệp – chẳng hạn như các nhà bán lẻ trực tuyến xử lý hàng triệu giao dịch của khách hàng mỗi ngày – phải bảo vệ thông tin nhạy cảm mà không làm giảm hiệu suất hệ thống.

Cho đến nay, bảo mật không phải là ưu tiên hàng đầu của các khách hàng, theo Rebecca Weekly, kỹ sư cao cấp của Intel và là Giám đốc cấp cao về Chiến Lược và Điện Toán Hyperscale. Bà đã nói rằng “khách hàng chủ yếu lo ngại về việc ảnh hưởng đến hiệu suất.

Bà cho biết thêm, các tính năng bảo mật tích hợp của Ice Lake sẽ thay đổi phương trình đó, và phù hợp với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tầm quan trọng của bảo mật kỹ thuật số.

“Khi mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền riêng tư, mong muốn giữ dữ liệu của riêng họ và không để trải nghiệm của họ có thể bị thao túng… chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi lớn với môi trường an toàn.” Weekly đã nói. “Chúng tôi trao quyền cho người để lấy lại bảo mật của đám mây và bảo mật dữ liệu của họ và không có lý do gì để không làm điều đó, bởi vì nó hoạt động hiệu quả hơn nhiều.

Các thị trường khác của Ice Lake:

Đám mây: hơn 800 nhà cung cấp đám mây trên toàn cầu đã chạy trên bộ xử lý Intel Xeon Scalable và “tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất” có kế hoạch cung cấp các dịch vụ đám mây dựa trên Ice Lake trong năm 2021.

Mạng: Intel cung cấp các N-SKU được tối ưu hóa về mạng để hỗ trợ sự đa dạng về môi trường mạng. Intel cho biết các bộ xử lý mới mang lại hiệu suất cao hơn trung bình tới 62% trên một loạt các mạng được triển khai diện rộng và khối lượng công việc 5G so với thế hệ trước. Hơn 15 nhà sản xuất thiết bị viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông lớn đang sẳn sàng các POC và triển khai mạng với Ice Lake.

Doanh nghiệp và HPC: Có hơn 50 OEM đang xây dựng hơn 250 máy chủ dựa trên nền tảng Ice Lake. Hơn 20 phòng thí nghiệp HPC và môi trường HPC-as-a-service đang tận dụng các bộ xử lý mới.

Lợi thế: Intel cho biết Ice Lake mang lại hiệu suất suy luận AI để phân loại hình ảnh cao hơn tới 1,56 lần so với các thế hệ trước. Điều này làm cho nó phù hợp với AI, phân tích hình ảnh hoặc video phức tạp và khối lượng công việc tổng hợp.

Tấm wafer của Intel Xeon Scalable thế hệ thứ 3

Intel đã xuất xưởng hơn 200.000 đơn vị Ice Lake trong Q1 2021. Dưới đây là một số đối tác hỗ trợ Ice Lake:

HPE đang cung cấp 8 sản phẩm hỗ trợ Ice Lake gồm: HPE HPE ProLiant DL360 Gen10 Plus, HPE ProLiant DL380 Gen10 Plus, HPE ProLiant DL110 Gen10 Plus, HPE Edgeline EL8000 Converged Edge systems, HPE Edgeline EL8000T Converged Edge systems, the HPE Synergy 480 Gen10 Plus for hybrid cloud environments, the HPE Apollo 2000 Gen10 Plus system for HPC and AI workloads, and the HPE Cray EX supercomputer.

Cisco đang giới thiệu các mẫu máy chủ Unified Computing System: Cisco UCS B200 M6, C220 M6, and C240 M6. Các mẫu máy chủ mới này bao gồm việc tích hợp Cisco Intersight, một nền tảng điều khiển đám mây lai.

Dell Technologies: cuối tháng Ba vừa qua, Dell đã công bố hỗ trợ Ice Lake với dòng máy chủ Dell EMC PowerEdge mới nhất. Bao gồm các hệ thống rack, modular, edge và máy chủ tối ưu cho GPU dựa trên nền tảng Xeon thế hệ 3.

Lenovo thông báo đợt nâng cấp mới cho dòng ThinkSystem và trình diễn những hệ thống điện toán dựa trên nền tảng Ice Lake. Các máy chủ được thiết kế dành cho các khối lượng công việc như HPC, AI, đám mây, phân tích và VDI. Dòng ThinkSystem và ThinkAgile sẽ đi kèm với ThinkShield mà sẽ bảo vệ từ firmware, CPU cho đến subsystems.

Supermicro cũng có các dòng máy chủ tối ưu cho hơn 100 ứng dụng dựa trên vi xử lý Xeon thế hệ thứ 3. Các hệ thống này bao gồm Hyper, SuperBlade, BigTwin, TwinPro và FatTwin, Ultra, CloudDC, GPU và các máy chủ Telco/5G Edge. Những hệ thống X12 mới của Supermicro cũng sẳn sàng được triển khai trong các tổ chức như Đại Học Osaka và DISH

Related Articles

Leave a Comment