[Quick Test] AMD Ryzen Threadripper 1920X trên bo mạch chủ MSI X399 Gaming Pro Carbon AC và block Liquid Direct Touch của nhenhophach

Vào đầu năm, AMD đã giới thiệu Zen, một nền tảng vi kiến trúc hoàn toàn mới với một loạt những cải tiến đột phá và đã nhận được những tín hiệu rất tích cực từ giới công nghệ cũng như người dùng. Vài tháng sau, những bộ vi xử lý đầu tiên dựa trên kiến trúc Zen đã chính thức được bán ra với loạt Ryzen không chỉ đánh vào phân khúc máy tính tầm trung phổ thông mà thậm chí là AMD đã cho thấy tham vọng đánh chiếm thị phần phân khúc máy tính cao cấp vốn dĩ đang được Intel nắm giữ trong suốt một thời gian dài.

Khởi đầu là với ba bộ xử lý Ryzen 7 đều có 8 nhân với công nghệ siêu phân luồng với hiệu suất gần bằng các bộ vi xử lý Intel tương đương nhưng có chi phí thấp hơn rất nhiều. Tiếp theo là bốn bộ vi xử lý Ryzen 5, cạnh tranh các SKU Core i5 cả về giá lẫn hiệu suất khi có số luồng gấp hai gấp ba. Cuối cùng là Ryzen 3 chạm vào phân khúc 3 triệu của loạt Intel Core i3 nhưng có số nhân gấp đôi. Ngay sau đó, chúng ta cũng đã được thấy AMD công bố nền tảng EPYC dành cho thị trường doanh nghiệp, máy chủ/workstation lên đến 32 nhân, hiện cũng đã được gởi đến các đối tác OEM và khách hàng để đánh giá và kiểm định hiệu suất.

Và tiếp tục thành công của loạt Ryzen, AMD lại tiếp tục cho ra mắt loạt vi xử lý Ryzen Threadripper, có thiết kế tương tự các bộ xử lý AMD EPYC nhưng được hướng đến thị trường tiêu dùng với ba phiên bản 1950X 16 nhân, 1920X 12 nhân và 1900X 8 nhân . Hiện trên thị trường đang có hai phiên bản đang được bày bán đó là 1950X và 1920X riêng 1900X hiện chỉ được bán tại một số thị trường nhất định. Các SKU này được thiết kế để chạy trên một nền tảng socket dạng LGA bao gồm 4094 chân tiếp xúc với tên gọi TR4. Socket này giống hệt như socket được xử dụng cho các SKU EPYC nhưng không thể hoán đổi nền tảng để hoạt động, một bước tiến lớn so với loạt socket PGA AM4 1131 chân đang được sử dụng cho loạt Ryzen.

[table id=11 /]

Nếu như thị trường máy tính cao cấp (HEDT) là mục tiêu mà Ryzen 7 hướng đến thì Threadripper được thiết kế để nằm ở một phân khúc cao hơn, thị trường của các siêu máy tính cao cấp (SHED). Những con số về số lượng nhân mà AMD trang bị cho Threadripper chỉ có thể tìm thấy trên các nền tảng Xeon của Intel. Với việc đưa một loạt các yếu tố mới (dù không phải mới vs Intel) như số lượng nhân vượt trội, về IPC, về xung nhịp và về mức năng lượng tiêu thu, AMD thực sự đang làm cho cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả người bán hàng tỏ ra khá lúng túng. Và để đáp trả, Intel đã tung ra loạt Skylake-X Core i9 cao cấp với số lượng nhân lần lượt từ 12 cho đến 18 nhân. Và mới đây, Intel cũng đã phải gấp gút tung ra loạt Coffee Lake như là câu trả lời dành cho loạt Ryzen 3,5,7 đồng thời biến Kaby Lake trở thành thế hệ vi xử lý có dòng đời ngắn ngủi nhất từ trước đến nay của Intel.

Một CPU to cần một socket lớn và một nền tảng mạnh mẽ

Tương tự như những con chip khổng lồ của Intel, AMD muốn hướng Threadripper đến tay những ai muốn làm tất cả mọi thứ có thể trong một hệ thống. Đối với người dùng gia đình, là có thể sử dụng để chơi game trong khi streaming, là lưu trữ như một máy chủ game và tất cả những thứ khác. Đối với người dùng chuyên nghiệp, nó có thể được sử dụng để biên tập/chỉnh sửa nội dung thông qua việc kết hợp giữa GPU/FPGA với các giao thức lưu trữ nhanh và mạng mạnh. Ý tưởng ở đây là, nếu người dùng muốn làm một cái gì đó, họ có thể sử dụng hệ thống của họ để làm những việc khác nhau cùng một lúc với CPU, với các khe cắm PCIe, bộ nhớ và DRAM đủ để cung cấp sức mạnh cho tất cả. Threadripper là một biến thể của một máy chủ nhưng ở một cấp độ thấp hơn.

Cũng như nền tảng HEDT của Intel, khi ra mắt Threadripper, AMD cũng đã giới thiệu nền tảng X399 để có thể đáp ứng hết những đòi hỏi của Threadripper. Socket TR4 lớn hơn, hỗ trợ bố kênh bộ nhớ với hai khe cắm DIMM cho mỗi kênh, cùng với 60 lanes PCIe cho việc bổ sung các loại card rời như card màn hình, card mạng, SSD…)

Socket mới hoàn toàn khác với những socket mà AMD đã sử dụng trước đây như thay vì sử dụng dạng chân cắm FPGA cùng một chốt gài tạo ra một lực vừa đủ để giữ chặc CPU trên đó, socket TR4 sử dụng ba con ốc Torx và cần phải được mở/đóng theo thứ tự và sau đó là một khay đặt CPU sẽ được mở ra. Tất cả các CPU Threadripper đều được trang bị kèm một khay nhựa mỏng hỗ trợ cho việc tháo lắp CPU lên socket đơn giản hơn, tránh được trường hợp tuột tay hoặc các tác động có thể làm cong chân trên socket.

Và cũng bởi vì socket và CPU cũng khác thường, các lỗ bắt ốc của tản nhiệt cũng khác. Với chỉ số TDP định danh lên đến 180W cho các CPU, AMD khuyến nghị sử dụng các hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Một đều cần lưu ý là kích thước lỗ ốc bắt tản nhiệt mà AMD sử dụng hoàn toàn khác với đơn vị tiêu chuẩn mà chúng ta đang sử dụng. Thực tế là khi chúng tôi sử dụng các loại ốc 3.5mm phổ biến đang sử dụng trên những nền tảng khác ngay cả AM4 lại không thể sử dụng được trên bo mạch chủ X399. Thật may là AMD đã trang bị kèm một CPU bracket của Asetek do đó bạn có thể tận dụng và tái sử dụng 4 con ốc này.

Quay trở lại với nền tảng X399, AMD đã đưa ra đề xuất cấu hình 48 lanes PCIe từ CPU đến các khe cắm PCI e cho việc cấu hình SLI/CFX 4-way, 12 lanes từ CPU đến 3 khe cắm M.2 và 4 lanes đi đến chipset. Chipset cũng sẽ quản lý một số thiết bị như 2 card mạng Gigabit, một khe cắm PCIe x4, một PCIe x1 và một PCIe x1 cho WiFi, các cổng SATA, USB3.1 Gen1/Gen2 và USB2.0.

Những cái nhất trên AMD Ryzen Threadripper

Khi mà xung nhịp xử lý là một vấn đề quan trọng với CPU, nó ảnh hưởng đến hiệu năng, đến hiệu quả tản nhiệt cũng như hiệu suất tiêu thụ điện. Xung nhịp càng lớn sẽ thúc đẩy sự gia tăng từ hiệu suất đỉnh thậm chí là mức độ tiêu thụ điện.

Nhưng đối với cuộc chiến về số lượng nhân, lại có những thách thức khác. Khi chỉ có một nhân, lượng dữ liệu đưa đến nhân đó sẽ được thông qua DRAM và bộ nhớ đệm. Nhưng với những bộ xử lý đa nhân từ 6, 8, 10, 12 thậm chí là 16 nhân, lại xuất hiện một vấn đề khác đó là làm sao để các nhân đều nhận được dữ liệu cần để làm việc chứ không phải ngồi đợi trong trạng thái rỗi, việc này sẽ dẫn đến sự lãng phí tài nguyên sẳn có của hệ thống đa nhân xử lý. Đây không phải là một nhiệm vụ có thể giải quyết dễ dàng, mỗi bộ xử lý giờ đây cần có nhưng giải pháp để các lõi có thể giao tiếp một cách nhanh chóng, thông qua bộ nhớ chính. Và trong ngành công nghiệp gọi đây là những con quái vật háu ăn.

60 lanes PCIe vs 44 lanes PCIe

Luôn xuất hiện như là một kẻ chiếu dưới, giờ đây AMD đang sự dụng những đặc tính kỹ thuật nổi bật như là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tiếp thị. Trong khi Ryzen 7 chỉ có 16 lanes PCIe thì ở chiều ngược lại, đối thủ của nó có đến 28 thậm chí 44 lanes PCIe. Và trong Threadripper, AMD trang bị đến 60 lanes PCIe. Chính xác hơn là có tổng cộng 64 lanes PCIe với 4 lanes dành riêng từ CPU đến chipset X399.

Mục đích của việc cung cấp số lượng lớn lanes PCIe nhằm để hỗ trợ một số thị trường tiềm năng đòi hỏi hiệu suất cao. Đối tượng chính là những người dùng vận hành hệ thống đa GPU, nhiều thiết bị lưu trữ, kết nối mạng cao cấp, bộ nhớ cao cấp và những tính năng khác dựa trên giao thức PCIe. Kết quả là chúng ta có thể thấy các bo mạch chủ hiện tại phân bổ riêng 38 đến 44 lanes cho các khe PCIe này (x16/x16, x8/x8/x8/x8, x16/x16/x16, x16/x8/x16/x8) tiếp theo là cho một/hai hay ba bộ lưu trữ PCIe thông qua kết nối M.2 hoặc U.2, sau đó là mạng ethernet tốc độ cao. AMD cho phép mỗi bộ phức hợp PCIe x16 gốc trên CPU có thể được chia thành các thành phần x1 nếu cần, cho phép tối đa đến 7 thiết bị. 4 lanes đến chipset cũng sẽ hỗ trợ một số lanes PCIe 3.0 và PCIe 2.0 dành cho các bộ điều khiển SATA và USB.

Ở chiều ngược lại, với Intel họ có một chiến lược khác, họ dành riêng 32 hoặc 40 lanes cho các khe cắm PCIe, trong khi 4 – 12 lanes còn lại cho bộ điều khiển mạng hoặc các bộ điều khiển Thunderbotl 3. Chipset Skylake-X sau đó có them 24 lanes PCI echo bộ điều khiển SATA, bộ điều khiển mạng và USB.

DRAM và ECC DRAM

Một trong những chiến lược mà Intel đang áp dụng đó là nếu khách hàng cần một bộ xử lý đa nhân và chạy bộ nhớ ECC, họ sẽ phải mua bộ xử lý Xeon. Hiện tại, Xeon hỗ trợ tốc độ bộ nhớ cố định tùy thuộc vào số lượng các kênh được cung cấp (1 khe cắm trên mỗi kênh là DDR4-2666, 2 khe cắm DIMM trên mỗi kênh là DDR4-2400), cũng như các công nghệ ECC và RDIMM. Tuy nhiên, nền tảng HEDT Broadwell-E và Skylake-X dành cho thị trường tiêu dùng sẽ không hỗ trợ ECC và RDIMM.

Nhưng trên Threadripper, AMD đã hỗ trợ cả bộ nhớ ECC lẫn non-ECC trên tất cả các nhân xử lý. Tuy nhiên sẽ chỉ hỗ trợ loại bộ nhớ UDIMM nhưng sẽ không hỗ trợ ép xung bộ nhớ để tăng tốc độ băng thông các cầu kết nối Infinity Fabric. AMD tuyên bố rằng loạt Threadripper có thể hỗ trợ lên đến 1TB bộ nhớ, tức là đòi hỏi phải có các thanh nhớ dung lượng 128GB trong khi hiện tại dung lượng tối đa của mỗi thanh nhớ chỉ 16GB. Intel hiện đang giới hạn dung lượng bộ nhớ hộ trợ đối với Skylake-X là 128GB.

Cả hai bộ vi xử lý này đều hỗ trợ bốn kênh bộ nhớ tại DDR4-2666 (1 DIMM mỗi kênh) và DDR4-2400 (2 DIMM trên mỗi kênh)

Bộ nhớ đệm

Cả AMD lẫn Intel đều sử dụng bộ nhớ đệm L2 riêng biệt cho mỗi nhân, sau đó là bộ nhớ đệm L3 trung chuyển trước khi dữ liệu đi đến bộ nhớ chính. Bộ nhớ trung chuyển là nơi mà các dòng dữ liệu ít được sử dụng cũng như là dữ liệu không được nạp trước. Tuy nhiên, ở AMD và Intel lại có cách thiết lập kích thước của bộ nhớ đệm cũng như phương thức mà các nhân tương tác với chúng cũng khác nhau.

Với AMD, mỗi nhân sẽ có 512KB bộ nhớ đệm L2, và mỗi một cụm lõi chứa 4 nhân sẽ dùng chung một bộ nhớ L3 dung lượng 8MB. Trong một CPU Threadripper 16 nhân, có bốn cụm lõi như thế, kết quả là có đến 32MB bộ nhớ L3, tuy nhiên mỗi nhân chỉ có thể tìm dữ liệu bên trong cache L3 cục bộ. Để có thể truy xuất dữ liệu bên vùng đệm L3 của cụm lõi khác, nó phải tốn thêm một ít thời gian để tìm dữ liệu mà nó cần. Và kết quả là xuất hiện độ trể tùy thuộc vào nơi mà dữ liệu đang lưu trú trên bộ nhớ đệm L3 so với bộ nhớ đệm L3 cục bộ.

Skylake-X của Intel sử dụng 1MB bộ nhớ đệm L2 trên mỗi nhân, do đó hiệu suất truy cập vào bộ nhớ đệm L2 cao hơn và sử dụng 1.375MB bộ nhớ cache L3 trung gian cho mỗi nhân. Các bộ nhợ đệm L3 được gắn thẻ và được liên kết theo một cấu trúc dạng lướng giữa các nhân, vì vậy có gần như là tương đồng với cách mà AMD đang sử dụng và vẫn xuất hiện độ trể liên quan đến việc tìm kếm ở vùng bộ nhớ đệm khác, tuy nhiên độ trể giữa các nhân là đồng nhất trong thiết kế. Trên loạt Broadwell-E, cấu trúc bộ nhớ đệm hơi khác khi mỗi nhân có 256KB L2 và 2,5MB L3 bao gồm cả bộ nhớ đệm.

Đế bán dẫn Zeppelin cao cấp

Trên loạt Ryzen, AMD sử dụng thiết kế một đế bán dẫn chứa 8 nhân hay còn được gọi là đế bán dẫn Zeppelin. Đế bán dẫn này sẽ bao gồm hai cụm phức hợp (CCX) với mỗi cụm chứa 4 nhân xử lý, với mỗi CCX sẽ truy xuất vào một bộ nhớ đệm L3 có dung lượng 8MB. Đế bán dẫn Zeppelin sẽ truy cập vào hai kênh DRAM, cũng như số lanes PCIe đến add-in-card được cố định ở con số 16 lanes. Với Threadripper, AMD đã tăng gấp đôi đế bán dẫn.

Nếu bạn đã từng xem qua các bài viết delid một CPU Threadripper, bạn sẽ thấy có đến 4 tấm bán dẫn trên một đế silicon, tương tự như một vi xử lý EPYC, có nghĩa là Threadripper mang thiết kế Multi-Core Module (MCM). Với 2 tấm trong số được sử dụng như các miếng đệm gia cố, nghĩa là 2 tấm bán dẫn trống không được sử dụng ngoài việc giúp phân bổ trọng lượng của bộ tản nhiệt cũng như hỗ trợ trong quá trình làm mát. Hai tấm bán dẫn còn lại về cơ bản là giống như đế Zeppelin như Ryzen, chứa 8 nhân trong mỗi tấm bán dẫn và sẽ có quyền truy xuất vào hai kênh bộ nhớ. Chúng sẽ giao tiếp với nhau thông qua cầu kết nối Infinity Fabric, theo AMD công bố thì bang thông die- to-die là 102 GB/s với độ trể đối với bộ nhớ gần nhất là 78ns và với bộ nhớ xa nhất là 133ns (độ trể trên các bộ nhớ DDR4-2400) và trên bộ nhớ DDR4-3200 độ trể tương ứng lần lượt là 65ns và 108ns.

Trong khi đó, với các bộ xử lý EPYC, AMD công bố băng thông die- to-die là 42,6GB/s với bộ nhớ DDR4-2666. Sở dĩ EPYC thấp hơn là do cầu liên kết Infinity Fabric chỉ liên kết với 3 tấm bán dẫn bên trong và một tấm bán dẫn bên ngoài (trên một socket CPU thứ hai), đây là băng thông tối đa cho tất cả các liên kết. Nhưng với tấm bán dẫn trong Threadripper chỉ phải giao tiếp với một tấm bán dẫn khác do đó sẽ linh hoạt hơn. Dựa vào các thông số công bố bởi AMD, chúng tôi đưa ra các rằng Threadripper sử dụng hai liên kết 10.4GT/s theo các phương pháp sau:

  • Die to Die for EPYC is quoted as 42.6 GB/s at DDR4-2667
  • Die to Die for Threadripper is quoted as 102.2 GB/s at DDR4-3200
  • 42.6 GB/s * 2 links * 3200/2667 = 102.2 GB/s
  • 42.6 GB/s * 3 links * 3200/2667 at 8.0 GT/s = 115.8 GB/s ( too high)
  • 42.6 GB/s * 3 links * 3200/2667 at 6.4 GT/s = 92.6 GB/s ( too low)

Khái niệm NUMA

Để khắc phục các vấn đề với bộ nhớ từ xa, AMD đã giới thiệu một khái niệm truy xuất bộ nhớ mới mà người dùng có thể chuyển đổi bên trong BIOS hoặc với phần mềm Ryzen Master. Hai thiết lập chế độ Local và Distributed tương ứng với NUMA (Non-Uniform Memory Access) và UMA (Uniform Memory Access)

UMA (Distributed) đơn giản hơn là nó cho phép đế bán dẫn truy xuất đế tất cả bộ nhớ có sẳn. Chế độ NUMA (Local) sẽ cố gắng giữ lại tất cả dữ liệu cho quá trình tính toán trên đế bán dẫn mà bộ điều khiển bộ nhớ có liên kết trực tiếp. Nó thiết lập một node NUMA trên đế bán dẫn (ẩn bên trong trình quản lý tác vụ – task manager). Điều này làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ việc lấy dữ liệu từ bộ nhớ từ xa kết nối trên một đế bán dẫn khác, mặc dù đế bán dẫn vẫn có thể truy cập nó khi cần thiết. NUMA có nguồn gốc xuất phát từ các nền tảng doanh nghiệp, nhưng kỹ thuật này đòi hỏi các ứng dụng phải được phát triển đặc thù để có thể tận dụng được nó. Đối với các phần mềm được phát triển cho nền tảng tiêu dùng hầu như không có mấy phần mềm được thiết kế để hỗ trợ NUMA, nhưng vẫn có những lợi thế về hiệu suất cho các ứng dụng non-NUMA.

Threadripper của AMD đã được giới thiệu với số nhân nhiều nhất cho máy tính để bàn mà chúng ta đã từng được nhìn thấy, nhưng hầu hết các ứng lại chưa thể khai thác hết. Trong thực tế, một vài tựa game như Far Cry Primal và series DiRT thậm chí sẽ không chạy tất cả các luồng của Threadripper. Đó rõ ràng là một vấn đề, AMD đã đưa ra chế độ Legacy Compatibility để có thể vô hiệu hóa một nửa số nhân của bộ xử lý chỉ với câu lệnh “bcdedit / set numproc XX” trong hệ điều hành Win dows. Và khi kích hoạt dòng lệnh này, tất cả các lõi/luồng trên đế bán dẫn thứ hai sẽ bị vô hiệu hóa. Ở đây lại xuất hiện một lợi ích phụ đó là loại bỏ việc giao tiếp giữa các luồng với các luồng trên một đế bán dẫn khác tạo nên sự đồng bộ liên tục giữa các luồng trong hầu hết các tác vụ chơi game.

Và bởi vì đế bán dẫn được tắt thông qua phần mềm nên nguồn năng lượng trên nó vẫn được giữ nguyên, do đó hệ thống vẫn có thể truy xuất bộ nhớ và bộ điều khiển PCIe kết nối đến đế bán dẫn không hoạt động.

Game Mode và Crea tor Mode.

Vậy bạn sẽ làm gì với tất cả các node này? Có bốn sự kết hợp riêng biệt sẽ tác động khác nhau đến từng ứng dụng hoặc trò chơi, do đó bạn sẽ phải tìm hiểu tất cả để tìm ra một sự kết hợp tốt nhất cho công việc của bạn. Đây là một điều tuyệt vời với những ai muốn vắt kiệt từng mức hiệu suất cuối cùng nhưng lại là một thử thách đối với gần như 99% người dùng khác.

Nhưng AMD đã đơn giản quá quy trình bằng hai sự kết hợp đặc biệt mà sẽ tốt nhất cho Game hoặc các ứng dụng cụ thể. Crea tor Mode là một cấu hình mặc định, nhận dạng được tất cả các luồng (36 hoặc 24 luồng) do đó sẽ mang đến hiệu suất tuyệt vời cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao.

Trong khi đó chế độ Game Mode sẽ cắt giảm một nữa số nhân/luồng thông qua chế độ tương thích và làm giảm bộ nhớ và độ trể giữa die- to-die so với chế độ Local Mode.

Bo mạch chủ MSI X399 Gaming Pro Carbon AC

Để thực hiện một vài bài test nhanh hiệu năng của vi xử lý AMD Ryzen Threadripper, chúng tôi sẽ sử dụng bo mạch chủ X399 Gaming Pro Carbon AC đồng thời sử dụng giải pháp tản nhiệt nước với thiết kế block Liquid Direct Touch độc đáo được phát triển bởi modder nhenhophach.

Trước tiên chúng ta sẽ xem một số hình ảnh về bo mạch chủ MSI X399 Gaming Pro Carbon AC mà chúng tôi sử dụng trong bài viết này.

Hình ảnh bìa trên hộp của sản phẩm trình diễn một góc nhìn tập hợp những điểm đẹp nhất của bo mạch chủ. Tên thương phẩm được đặt một bên hộp trong khi logo MSI được đặt ở góc trên bên trái, nền tảng AMD X399 và Ryzen Threadripper nằm đối xứng bên dưới.

Mặt sau là hình ảnh đầy đủ của bo mạch chủ X399 Gaming Pro Carbon, bên cạnh là phần giới thiệu nhữn gì tốt nhất có trên sản phẩm này.

Một bo mạch chủ cao cấp dĩ nhiên là phụ kiện cũng phong phú không kép. Người dùng sẽ được cung cấp rất nhiều đồ chơi như:

  • Card WiFi chuẩn AC,
  • Các ốc bắt 3D Mount cho các tấm ốp in 3D (người dùng có thể tải về bản vẻ, tự thiết kế và in ra thành phẩm thông qua các loại máy in 3D.
  • Cầu HB SLI 2-Way
  • Cáp kết nối đèn RGB
  • Cáp SATA
  • Đĩa DVD chứa trình điều khiển và ứng dụng của MSI
  • Sách hướng dẫn sử dụng
  • Miếng dán đánh dấu ổ đĩa.

Tương tự phiên bản X299 trước đây chúng tôi đã có dịp thực hiện bài unbox, X399 Gaming Pro Carbon AC cũng đi kèm bộ ốp nhựa trang trí cho người dùng.

Tổng thể, X399 Gaming Pro Carbon AC vẫn mang đậm bản sắc của dòng MSI Gaming Pro với hai tông màu chủ đạo là đen và xám. Nhìn chung không gian trên mainboard có phần khá chật chội một phần bởi kích thước socket một phần bởi vì là một bo mạch chủ cao cấp đi kèm rất nhiều các tính năng bên trong

Bạn có thể nhìn thấy socket TR4 bên dưới, kích thước của nó rất lớn, có chiều dài gần bằng chiều dài của một khe cắm ram. Cũng bởi vì lẻ đó mà tản nhiệt MOSFET được thiết kế rất đơn giản, thon gọn và khá cao trong như một tòa nhà cao tầng. Hai bên socket là 8 khe cắm bộ nhớ DDR4, hỗ trợ Quad Channel. Toàn bộ khe cắm bộ nhớ đều được bọc thép bảo vệ và chống nhiễu điện từ.

Nếu như trước đây loạt CPU HEDT của Intel được xem là những con quái vật trong ăn điện thì nay vị trí này đã thuộc về loạt Threadripper của AMD với TDP lên đến 280W. Do đó, để đảm bảo một nguồn điện ổn định đặc biệt khi ép xung, người dùng được khuyến khích sử dụng các bộ nguồn có 2 đầu 8-pin cho CPU cũng như một đường 12V/20A

Bo mạch chủ MSI X399 Gaming Pro Carbon (tiếp theo)

Trên sản phẩm của MSI, họ trang bị cho người dùng 4 khe cắm PCIe x16 3.0 hỗ trợ đến 4 card đồ họa theo cấu hình NVIDIA SLI 4-way hoặc AMD CrossFire 4-way. Không phải cả 4 khe cắm đều chạy ở băng thông x16 mà sẽ theo cấu hình x16/x8/x16/x8.

Một nguồn phụ 6-pin bổ sung nguồn điện cho VGA, chỉ cần thiết cho cấu hình đa card còn với việc chỉ sử dụng 1 card người dùng không nhất thiết phải sử dụng kết nối này.

Xen kẻ các khe cắm PCIe là 3 khe cắm Tubro M.2 dành cho lưu trữ tốc độ cao. Nền tảng AMD Ryzen nói chung và  Threadripper nói riêng hiện chưa hỗ trợ công nghệ bộ nhớ Optane của Intel.

Cả ba khe cắm M.2 đều được trang bị M.2 Shield vừa có tác dụng bảo vệ vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ làm mát cho các IC nhớ trên card M.2

Chipset cầu nam vẫn được làm mát bởi một miếng nhôm làm mát kích thước lớn, sơn đen nhám. Một tấm ốp nhựa giả carbon mang logo MSI khá đẹp mắt.

MSI X399 Gaming Pro Carbon ngoài 8 cổng SATA3 thì ở sản phẩm này lại thiếu kết nối Ultra U.2 tốc độ cao. Với người dùng thông thường có thể không cần đến cổng kết nối lưu trữ này, nhưng với người dùng biên tập chuyên nghiệp, đây là một giao thức lưu trữ tốc độ cao rất đáng giá đặc biệt trong các nội dung có dung lượng lớn cần truy xuất nhanh.

Là một sản phẩm cao cấp không thể thiếu tính năng ép xung, ngoài 2 công tắc Power/Reset, MSI còn trang bị núm “G sung sướng” quen thuộc của loạt bo mạch chủ hỗ trợ ép xung của MSI.

Giải pháp âm thanh Audio Boost 4 với chip âm thanh Realtek ALC1220, tụ âm chuyên dụng của Nhật và công nghệ Nihimic 2 tăng cường.

Các cổng I/O cũng được bọc Shield vừa trang trí, vừa chống nhiễu điện từ.

Các cổng kết nối phía sau sản phẩm.

Block tản nhiệt nước Liquid Direct Touch by nhenhophach

Trong bài viết này, chúng tôi đã sử dụng một giải pháp làm mát khá độc đáo được thiết kế và chế tạo bởi modder nhenhophach – block tản nhiệt nước Liquid Direct Touch. Điểm đặc biệt ở block tản nhiệt nước này là dòng nước sẽ đi qua và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt heatspreader của CPU. Khác hoàn toàn với các thiết kế block tản nhiệt nước khác sử dụng đế đồng để tiếp xúc và làm mát cho CPU.

LDT block được chế tạo từ mica nguyên khối, đã được anh nhenhophach thiết kế đường đi của nước và gia công bằng phương pháp CNC chính xác cao. Theo anh nhenhophach, việc sử dụng mica trong suốt một phần vì thiết kế bề mặt của CPU AMD Threadripper rất đẹp, qua đó nó vừa phơi bày vi xử lý mà hệ thống đang sử dụng vừa cho phép người dùng chiêm ngưỡng hiệu ứng dòng nước chảy qua bề mặt CPU. Dĩ nhiên là vẫn có thể sử dụng các loại mica màu khác cũng như các loại nước làm mát có màu sắc đặc trưng.

Nhằm tránh hiện tượng rò rỉ nước trong quá trình hoạt động, một vòng dây ron cao su được đặt tại phần mặt tiếp xúc với CPU.

Vài hình ảnh block LDT sau khi đã được lắp vào bo mạch chủ.

Rất đẹp và rất ấn tượng, chúng ta có thể chiêm ngưỡng một cách rõ ràng và đầy đủ của bộ vi xử lý AMD Ryzen Threadripper.

Dù không mang các kỹ thuật cao cấp của các block tản nhiệt thương mại trên thị trường như tốt ưu hóa đường nước hay tăng áp suất nước chảy qua các lá đồng nhưng LDT block vẫn cho thấy hiệu quả trong việc làm mát CPU.

Thực tế khi ép xung vi xử lý AMD Ryzen Threadripper 1920X lên mức xung 4.0GHz, nhiệt độ tốt đa khi full load luôn giữ vững ở mức 65 độ, một con số khá ấn tượng với một sản phẩm tản nhiệt nước với thiết kế vô cùng đơn giản như thế này.

Ép xung với AMD Ryzen Threadripper 1920X

Dù ra mắt sau loạt Ryzen khá lâu, nhưng Threadripper vẫn chưa được khắc phục tình trạng khá kén bộ nhớ. Vẫn như những người đàn em đi trước, chỉ những thanh nhớ trang bị IC nhớ được sản xuất bởi Samsung mới có thể hoạt động ở xung nhịp ram cao (bus 3000 trở lên). Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng 4 thanh nhớ Apacer Blade Fire DDR4-3000 16GB (64GB tổng cộng) nhưng hệ thống chỉ có thể nhận dạng ở bus 2400.

Cấu hình thử nghiệm:

  • CPU: AMD Ryzen Threadripper 1920X
  • Cooling: LDT Block by nhenhophach
  • Mainboard: MSI X399 Gaming Pro Carbon AC
  • Memory: 4 x 16GB Apacer Blade Fire DDR4-3000
  • VGA: MSI GTX 1050Ti OC 4GB
  • SSD: Samung 960 EVO M.2 256GB
  • HDD: Seagate BarraCuda 2TB
  • PSU: EVGA G2 1000W

Có một đều khá tiết là việc AMD thiết lập mức Tj cho dòng Threadripper khá thấp ở 70 độ mặc dù họ có thể để ở một con số cao hơn, có thể vì lí do bảo đảm an toàn cho hệ thống của người dùng hay một lý do nào khác.

Với bộ xử lý Threadripper 1920X này, chúng tôi dễ dàng đạt được mức xung 4.0GHz và đây là mức xung mà người dùng hoàn toàn có thể đạt được dễ dàng với một hệ thống tản nhiệt chất lỏng tốt.

Sau đây là một vài kết quả của vi xử lý AMD Threadripper 1920X sau khi ép xung

AIDA 64 Extreme CPU Benchmark

 

Related posts

Trên Tay Bo Mạch Chủ ASUS TUF Z790 Pro WiFi

Trên Tay Bo Mạch Chủ ROG Maximus Z790 Formula Dành Cho Intel Core Thế Hệ Thứ 14

Trên Tay Bo Mạch Chủ ASUS ROG Strix Z790-A Gaming WiFi D4