Đánh giá bo mạch chủ ASUS Maximus X Apex: Sức mạnh đáng nể trong một thiết kế điển trai và sành điệu

Nếu đã là một người dùng quan tâm đến các hoạt động về ép xung chắc hẳn bạn đã nghe nói về Apex, một dòng bo mạch chủ được phát triển dành riêng cho các hoạt động ép xung đỉnh cao. Với Apex, các cao thủ ép xung hàng đầu trên thế giới đã thiết lập nên hàng loạt kỷ lục về ép xung từ xung CPU cho đến bộ nhớ hệ thống. Vậy nếu là một người dùng thông thường bạn có nên sở hữu dòng bo mạch chủ này của ASUS? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gởi đến các bạn bài đánh giá về bo mạch chủ Maximus X Apex.

ASUS Maximus X Apex được phát triển dựa trên nền tảng chipset Intel Z370, hỗ trợ loạt vi xử lý Coffee Lake mới nhất cùng với đó là các chức năng phải có ở những sản phẩm cao cấp như hỗ trợ cấu hình đa card đồ họa NVIDIA SLI / AMD CrossFire, hỗ trợ 2 khe cắm cho lưu trữ NVMe M.2, Intel Optane, hệ thống đèn nền LED RGB…

Xem thêm thông tin về bo mạch chủ này tại đây

Đầu tiên, Maximus X Apex vẫn được thiết kế theo phong cách X-Shape như các phiên bản Apex khác, theo ASUS thì phong cách thiết kế này sẽ tạo ra thêm nhiều không gian hơn để ánh sáng đèn RGB bên dưới PCB có thể phát huy hết tác dụng phát sáng của nó.

Tổng thể vẫn  với PCB màn đen nhám, cụm tản nhiệt màu xám cùng các họa tiết đặc trưng của dòng ASUS ROG. Tuy nhiên, trên Apex đã được loại bỏ một số thiết kế mà đối với các chuyên gia ép xung có thể xem như thừa thải như miếng che cụm âm thanh. Số lượng khe cắm bộ nhớ cũng ít hơn.

Có thể bạn cho là một bo mạch chủ chuyên để hardcore thì sẽ được trang bị rất nhiều phase điện, nhưng Maximus X Apex vẫn chỉ được trang bị một cụm VRM với 8+2 phase điện nguồn, cùng các thành phần linh kiện chất lượng cao cấp nhất vẫn đảm bảo một nguồn điện ổn định ngay cả khi hardcore bộ vi xử lý. Nếu bạn đã từng xem qua các đoạn video clip trên youtube có thể thấy bo mạch chủ này hoàn toàn ổn định khi điện áp Vcore cho CPU lên đến 1.9volt mà không cần phải mod hay trang bị thêm.

Một điểm khác biệt giữa Apex với các model khác của dòng Maximus đó là bo mạch chủ này chỉ bao gồm 2 khe cắm bộ nhớ với mỗi thanh đại diện cho một kênh bộ nhớ. Hai khe cắm bộ nhớ cũng là quá đủ cho các cao thủ ép xung. Bên cạnh hai khe cắm bộ nhớ còn có sự xuất hiện của một khe cắm thứ ba có hình dáng và kích thước tương tự nhưng nó không được dùng để cắm bộ nhớ.

Để ý kỹ, bạn sẽ thấy thiết kế chân cắm của nó hoàn toàn khác và phần trên của khe cắm này được chắn bởi một miếng kim loại đánh dấu bằng chữ DIMM.2. Vậy nó được dùng để làm gì?

Đây chính là thứ được dùng để cắm trên khe cắm DIMM.2 mà ASUS đặt tên là ROG DIMM.2. Đây sẽ là nơi đặt 2 khe cắm M.2 dành cho lưu trữ NVMe chứ không được đặt trên PCB như thường thấy. Với giải pháp này, 2 khe cắm M.2 sẽ được tăng cường hiệu quả làm mát tốt nhất khi được trang bị thêm quạt làm mát bộ nhớ hoặc thông qua giá gắn quạt đi kèm trong phụ kiện. ROG DIMM.2 vẫn được tích hợp đèn nền RGB như hình ảnh bạn có thể thấy bên dưới.

Review ASUS Maximus X Apex (tiếp theo)

Maximus X Apex được trang bị rất nhiều công cụ hỗ trợ cho ép xung. Bên cạnh các công tắt Start/Reset là một loạt các công tắc phụ khác như tắt/mở hoạt động của 1 trong 4 khe cắm PCIe x16, đèn Q_CODE/QLED hỗ trợ quá trình boot máy, hệ thống đèn cảnh báo độ ẩm của các thành phần CPU, DRAM và VGA cũng như là các điểm check point kiểm tra điện áp nhanh khi ép xung.

4 cổng kết nối SATA3 cũng là quá nhiều đối với một sản phẩm hardcore.

Chipset cầu nam được phủ bởi một phiến tản nhiệt kích thước lớn được thiết kế mô phỏng một con tàu vũ trụ đẹp mắt. Dĩ nhiên là nó cũng được trang bị đèn RGB tại logo biểu tượng ROG.

Bốn khe cắm PCIe x16 trong đó khe cắm đầu tiên là full x16, 2 khe cắm tiếp theo là x8 và khe cắm cuối cùng là x4. Với cấu hình NVIDIA SLI sẽ chỉ hỗ trợ tối đa 2 card, và 4 card với cấu hình AMD CrossFire.

Cụm âm thanh không được trang bị lớp giáp bảo vệ và chống nhiễu điện từ. Bộ giải mã âm thanh S1220 8-kênh và các tụ lọc âm Nichicon Nhật Bản.

Trên Maximus X Apex vẫn trang bị đầy đủ các cổng I/O phía sau main với USB 3.1 Gen2 Type-C, Type-A, USB 3.0, hai cổng mạng Gigabit, nút ClearBIOS và FlashBack BIOS.

Đánh giá hiệu năng: 

Cấu hình hệ thống đánh giá:

  • CPU: Intel Core i7-8700K
  • Memory: 32GB Apacer Blade Fire DDR4-3000 16-16-16-36 (2 x 16GB)
  • VGA: GIGABYTE GTX 1050Ti OC Edition
  • SSD: Plextor M7V 512GB
  • PSU: EVGA G2 1000

Futuremark PCMark 8

AIDA 64 Extreme Cache & Memory Benchmark

Super PI

wPrime

Maxon Cinebench R11.5

Maxon Cinebench R15

HWBot x256 Benchmark

HWBOT RealBench

Ép xung: 

Tạm kết:

Dù bạn không phải là một tay chơi ép xung chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn là một người đam mê công nghệ, một fan hâm mộ của dòng ASUS ROG thì Maximus X Apex vẫn là một sản phẩm tuyệt vời đáng để bạn cân nhắc cho hệ thống của bạn.

Mang trong mình một nội lực khủng khiếp đã được chứng minh bởi mức xung 7.3GHz đã được thiết lập bởi các cao thủ ép xung trên bộ vi xử lý Core i7-8700K. Không chỉ có vậy, nó vẫn được trang bị những tính năng cần có của một bo mạch chủ thời thượng như thiết kế hầm hố, hệ thống đèn nền RGB đầy màu sắc làm cho Maximus X Apex dù là một anh chàng lực sĩ mạnh mẽ nhưng vẫn rất điển trai và sành điệu.

 

 

Related posts

Trên Tay Bo Mạch Chủ ASUS TUF Z790 Pro WiFi

Trên Tay Bo Mạch Chủ ROG Maximus Z790 Formula Dành Cho Intel Core Thế Hệ Thứ 14

Trên Tay Bo Mạch Chủ ASUS ROG Strix Z790-A Gaming WiFi D4