Tìm hiểu về chuẩn kết nối không dây Wi-Fi 6

Khi Intel tung ra nền tảng chipset Z490, bên cạnh các tính năng công nghệ được cập nhật để hỗ trợ tốt nhất cho các dòng vi xử lý Coffee Lake-S thì có một công nghệ mà sẽ thay đổi cách mà các thiết bị, các hệ thống liên kết chia sẽ dữ liệu với nhau đó là kết nối mạng không dây Wi-Fi 6. Vậy kết nối mạng Wi-Fi 6 là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết hôm nay để xem Wi-Fi 6 sẽ mang đến những điều mới mẻ gì cho trải nghiệm người dùng cũng như cách mà chúng ta sẽ triển khai nó trong tương lai.

Wi-Fi 6 là gì?

Thuật ngữ “Wi-Fi” được tạo ra bởi Liên Minh Wi-Fi phi lợi nhuận, dùng để chỉ một nhóm các giao thức mạng không dây dựa trên tiêu chuẩn mạng IEEE 802.11. Wi-Fi đã xuất hiện từ cuối những năm 90, nhưng đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua.

Wi-Fi 6 hay chuẩn 802.11axlà một bản nâng cấp đáng kể so với thế hệ trước, mặc dù sự khác biệt đối với người dùng bình thường có thể là không rõ ràng. Nhưng những thay đổi do Wi-Fi 6 mang lại không chỉ cách mạng hóa cách chúng ta sử dụng các bộ định tuyến không dây hoặc mạng không dây, nhưng nó bao gồm rất nhiều cải tiến gia tăng có khả năng trở thành một bản nâng cấp đáng kể.

Những lợi ích từ Wi-Fi 6. Hình ảnh: comtrend.com

Đầu tiên là Wi-Fi 6 cho phép tốc độ có thể nhanh hơn 4.5 lần.

Tốc độ nhanh hơn

Wi-Fi nhanh hơn có nghĩa là tốc độ tải lên và tải xuống (hoặc thông lượng) sẽ tốt hơn do băng thông được cung cấp bởi Wi-Fi 6. Điều này càng trở nên quan trọng khi kích thước tập tin ngày càng phình lên, cùng với nhu cầu dữ liệu cao hơn khi truyền video chất lượng cao và chơi game trực tuyến. Việc chơi những game online cùng lúc với việc livestream đòi hỏi lượng băng thông lớn và một kết nối ổn định và đáng tin cậy.

Do đó, rất nhiều game thủ hoặc người dùng sáng tạo nội dung vẫn tiếp tục lựa chọn kết nối trực tuyến với các bộ định tuyến hoặc thiết bị chuyển mạch thông qua cáp mạng Ethernet thay vì tận dụng sự linh hoạt mà mạng không dây mang lại. Wi-Fi 6 mang tín hiệu có dây và không dây đến gần hơn mức tương đương, có khả năng giải phóng nhiều người dùng hơn khỏi những ràng buộc của việc sử dụng kết nối thông qua dây cáp truyền dẫn.

Vậy, Wi-Fi 6 nhanh hơn bao nhiêu? Mặc dù điều quan trọng là phải ngữ cảnh hóa những con số này. Wi-Fi 6 có khả năng đạt thông lượng tối đa là 9,6Gbps trên nhiều kênh, so với 3.5Gbps trên Wi-Fi 5. Tuy nhiên, đây là mức tối đa lý thuyết; trong thực tế, băng thông sẽ không đạt đến tốc độ này cũng như là sẽ không tăng tốc độ kết nối Internet băng thông rộng. Việc tăng tốc độ thông lượng truyền dữ liệu trên Wi-Fi 6 sẽ chỉ làm tăng tốc độ cục bộ giữa các thiết bị có Wi-Fi 6.

Nếu bạn đang sử dụng bộ định tuyến Wi-Fi với một thiết bị, tốc độ tiềm năng tối đa trên Wi-Fi 6 sẽ cao hơn tới 40% so với Wi-Fi 5. Wi-Fi 6 đạt được tốc độ truyền dữ liệu cao hơn này thông qua nhiều kỹ thuật, bắt đầu với việc mã hóa dữ liệu hiệu quả hơn và sử dụng phổ không dây một cách thông minh hơn nhờ vào các bộ xử lý mạnh hơn.

Wi-Fi 6 cũng cải thiện tốc độ bằng cách xử lý lượng lớn lưu lượng mạng hiệu quả hơn. Đối với các game thủ, điều này có nghĩa là tải xuống các tựa game sẽ nhanh hơn, tốc độ tải lên tốt hơn để phát livestream khi chơi game, độ trễ ít hơn tới 75% và đa nhiệm đa phương tiện đáng tin cậy hơn.

Ưu tiên lưu lượng truy cập

Hầu hết những ngôi nhà hiện nay điều có nhiều thiết bị hỗ trợ Wi-Fi hơn đáng kể so với cách đây 5 năm. Từ điện thoại thông minh, máy tính bảng đến TV và các thiết bị IoT như bộ điều khiển nhiệt và chuông cửa…, hầu như mọi thứ đều có thể kết nối với bộ định tuyến không dây. Wi-Fi 6 giao tiếp tốt hơn với nhiều thiết bị cần dữ liệu đồng thời và ưu tiên lưu lượng trên các thiết bị đó một cách hiệu quả hơn. Một trong những cách nó đạt được điều này bằng cách sử dụng Phân Luồng Đa Truy Cập Theo Tần Số Trực Giao (Orthogonal Frequency Division Multiple Access – OFDMA)

Hình ảnh: comtrend.com

OFDMA hoạt động bằng cách chia nhỏ các kênh thành các sóng mang con và cho phép truyền tải đến nhiều điểm cuối (thiết bị) cùng một lúc. Bộ định tuyến Wi-Fi 6 có thể gửi các tín hiệu khác nhau trong cùng một cửa sổ truyền. Điều này dẫn đến một đường truyền duy nhất từ bộ định tuyến có thể giao tiếp với nhiều thiết bị, thay vì mỗi thiết bị phải chờ đến lượt vì bộ định tuyến phục vụ dữ liệu trên toàn mạng.

Một tính năng khác của Wi-Fi 6 có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạng là Overlapping Basic Services Sets (OBSS)

Với các phiên bản Wi-Fi cũ hơn, các thiết bị cố gắng kết nối với mạng đã sử dụng quy trình “lắng nghe trước khi nói chuyện”, nghĩa là chúng phải “lắng nghe” bất kỳ tiếng ồn nào trên một kênh trước khi truyền. Nếu có bất kỳ tiếng ồn nào trên kênh, ngay cả nó xuất phát từ một mạng lân cạnh, nó sẽ phải đợi cho đến khi nghe và thấy được tín hiệu một cách rõ ràng trước khi truyền để tránh khả năng gây nhiễu tín hiệu giữa các mạng.

OBSS cho phép điểm truy cập sử dụng “màu” để xác định mạng thống nhất. Nếu phát hiện thấy lưu lượng ở kênh khác, nhưng nó không cùng màu với mạng cục bộ, các thiết bị có thể bỏ qua và tiếp tục truyền. Điều này có thể giúp tăng độ tin cậy và cải thiện độ trễ.

Kết hợp hoạt động của OFDMA và OBSS cho phép giao tiếp hiệu quả hơn trên một mật độ mạng đông đúc. Khi ngày càng nhiều thiết bị của chúng ta sử dụng Wi-Fi, điều này sẽ giúp duy trì tốc độ và sự ổn định cho các kết nối của chúng ta.

Beamforming

Một công nghệ khác đã được cải tiến trong Wi-Fi 6 chính là định dạng chùm

Phương pháp truyền dữ liệu nghe có vẻ tương lại này thực ra rất đơn giản. Thay vi phát dữ liệu theo mọi hướng, bộ định tuyến sẽ phát hiện vị trí của thiết bị yêu cầu dữ liệu và truyền luồng dữ liệu đã được xử lý theo hướng đó. Beamforming không phải là mới đối với Wi-Fi 6, nhưng tính hiệu quả của nó đã được cải thiện trong thế hệ này. Hoạt động song song với các công nghệ tích hợp khác với OFDMA và OBSS, định dạng chùm giúp cho Wi-Fi 6 nhanh hơn.

Wi-Fi 6 còn có nhiều thứ hơn ngoài tốc độ nhanh hơn. Tốc độ có lẽ là điều quan trọng nhất đối với người dùng bình thường, đặc biệt là đối với các game thủ, nhưng còn hơn thế nữa đối với mạng không dây, Wi-Fi 6 cũng mang đến những cải tiến về bảo mật.

WPA 3

Wi-Fi Protected Access (WPA) là một giao thức bảo mật Wi-Fi phổ biến sử dụng mật khẩu để mã hóa. Bất cứ lúc nào cần cũng cần có một mật khẩu để đăng nhập vào mạng Wi-Fi, nghĩa là WPA đang hoạt động. WPA 2 từ lâu đã thành một tiêu chuẩn, nhưng điều đó sẽ thay đổi với Wi-Fi 6.

Một trong những cải tiến lớn nhất là việc triển khai tăng cường bảo mật mật khẩu thông qua hệ thống Dragon Key Exchange, còn được gọi là SAE hoặc Simultaneous Authentication of Equals. Phương thức xác thực này giúp mật khẩu khó bị bẻ khóa hơn bằng cách sử dụng một phương pháp phức tạp hơn để thiết lập giap tiếp với mạng Wi-Fi. Lớp bảo mật bổ sung này cùng với mã hóa mạnh hơn, có nghĩa là Wi-Fi sẽ có nhiều tùy chọn bảo mật mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Lớp bảo mật bổ sung này là một ví dụ tuyệt vời về cách Wi-Fi 6 thay đổi mọi thứ theo hướng tốt hơn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.

Tuổi thọ pin và TWT

Một phát triển hướng tới tương lai được tích hợp vào Wi-Fi 6 là TWT (Target Wake Time), có khả năng tăng tuoir thọ pin trên một số thiết bị.

Công nghệ này cho phép giao tiếp hiệu quả hơn giữa bộ định tuyến và thiết bị của bạn về thời điểm ngủ hoặc thức dây. Bằng cách giao tiếp hiệu quả với đài Wi-Fi của thiết bị và chỉ kích hoạt nó khi cần ở chế độ thức, thiết bị của bạn sẽ tốn ít thời gian hơn và năng lượng hơn để tìm kiếm tín hiệu không dây. Điều này có thể nâng cao tuổi thọ pin của thiết bị.

Bạn cần gì để Wi-Fi 6 hoạt động?

Wi-Fi 6 cung cấp những cải tiến quan, vì vậy bạn có thể tự hỏi mình cần gì để tận dụng lợi thế của giao thức mới này. Nâng cấp quan trọng nhất bạn cần thực hiện là mua một bộ định tuyến Wi-Fi 6. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều bộ định tuyến Wi-Fi 6 đến từ nhãn hàng ASUS (hàng chính hãng) cũng như là các bộ định tuyến từ Huawei và Xiaomi (hàng xách tay), vì vậy có nhiều nhiều tùy chọn để lựa chọn dựa vào tiêu chí mua sắm của bạn.

Bạn cũng sẽ cần đến các thiết bị có khả năng hỗ trợ Wi-Fi 6. Mặc dù Wi-Fi 6 tương thích ngược với Wi-Fi 5 (802.11ac), bạn sẽ cần một thiết bị có khả năng tận dụng lợi thế của Wi-Fi 6. Trong tương lai gần, Wi-Fi 6 sẽ trở thành tiêu chuẩn trong những năm tới, ngày càng sẽ có nhiều thiết bị đầu cuối tích hợp công nghệ này và nó sẽ trở thành tiêu chuẩn mới.

Đối với các hệ thống máy tính để bàn, hầu hết các bo mạch chủ dựa trên nền tảng chipset Intel Z490 đều có tích hợp card Wi-Fi 6 Intel AX200 hoặc các khe cắm M.2 Wi-Fi được thiết kế để tận dụng mọi thứ mà Wi-Fi 6 cung cấp. Nếu hệ thống bạn chưa tích hợp card Wi-Fi 6, bạn có thể xem xét qua card Killer Wi-Fi 6 AX1650 Wi-Fi 6 được phát triển với sự hợp tác của Intel, hay ngay cả Intel cũng có giải pháp Desk top Wireless M.2 2230 Kit với chip điều khiển Intel Wi-Fi 6 AX200 (Gig+).

Trong trường hợp với các hệ thống không tích hợp sẳn Wi-Fi 6 cũng như không có khe cắm M.2 Wi-Fi, bạn vẫn có thể tận hưởng lợi ích của Wi-Fi 6 thông qua một adapter chuyển M.2 to PCIe 3.0 x4 như hình ảnh bên dưới.

Bên cạnh đó, các dòng máy Intel NUC thế hệ 10 hiện cũng tích hợp bộ điều khiển mạng Intel AX201 hỗ trợ Wi-Fi 6.

Các thiết bị này sử dụng các kênh 160MHz cho phép tốc độ không dây Gigabit lên đến 1700Mbps – hoặc nhanh hơn gấp ba lần so với Wi-Fi 5 trong những điều kiện lý tưởng.

Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5

Trong bài viết này, chúng tôi cũng đã thử nghiệm so sánh hiệu suất truyền tải dữ liệu giữa Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5 thông qua các thử nghiệm sau:

Thông qua việc thử copy dữ liệu giữa hai hệ thống lần lượt dựa trên hai phương thức kết nối Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5 trong việc sao chép 1 gói dữ liệu 8GB với hàng loạt tập tin có dung lượng khác nhau. Kết quả cho thấy Wi-Fi 6 đã cho tốc độ kết nối nhanh hơn rất nhiều vo sới Wi-Fi 5. Wi-Fi 6 rõ ràng sẽ có tác động đáng kể đến cách chúng ta tương tác với các thiết bị không dây của mình. Giữa tốc độ nhanh hơn, ưu tiên lưu lượng truy cập lớn hơn và bảo mật được tăng cường, Wi-Fi 6 là một bước tiến đáng kể trong ngành công nghệ mạng không dây. Cho dù bạn đang chơi game, làm việc hay chỉ phát video trực tuyến, việc nâng cấp lên Wi-Fi 6 là điều đáng để cân nhắc.

Related posts

Intel Architecture Day 2021: Alder Lake -thiết kế nhân CPU mới 8 + 8 nhân

Intel Architecture Day 2021: Thông tin chi tiết về Xe-HPG: Alchemist, Xe Super Sampling…

CyberCore Gaming Next Gen Nha Trang – Thêm địa chỉ cho người yêu game tại Nha Trang