Nói đến ASUS là phải nhắc đến loạt bo mạch chủ ROG đình đám của thương hiệu Đài Loan này. Với dòng ROG ASUS luôn mang đến cho game thủ và người dùng cao cấp những bo mạch chủ với những trang bị tận răng và thời thượng nhất.
Maximus XI Formula là một bo mạch chủ dựa trên nền tảng chipset Intel Z270 mà hỗ trợ các bộ xử lý Intel Kaby Lake và Skylake socket LGA-1151. Hướng đến thị trường máy tính cao cấp, bo mạch chủ này mang thiết kế cũng đẳng cấp hơn rất nhiều với block tản nhiệt nước cho MosFET nguồn, hệ thống GAMING PROTECTION với tấm cover phủ toàn bộ các bề mặt linh kiện cho cả mặt trước và sau cùng với đó là các công nghệ đặc trưng khác như ASUS AURA RGB đẹp mắt, kết nối mạng có dây và không dây tốc độ cao….
- LGA1151 socket for 7th/ 6th -gen Intel® Core™ desk top processors
- CrossChill EK II and Water Cooling Zone: Keep your system cool when the action heats up
- Aura Sync RGB LED: Stunning synchronized effects and two Aura 4-pin RGB-strip headers
- SupremeFX: Exclusive new codec plus intuitive Sonic Studio III and Sonic Radar III
- 5-Way Optimization: One-click system-wide overclocking.
- Best gaming networking: Intel® Gigabit Ethernet, 2×2 802.11ac MU-MIMO Wi-Fi , LANGuard and GameFirst technologies
- Best gaming durability: ROG RGB Armor, pre-mounted I/O shield and premium components
- Best gaming connectivity: Front-panel USB 3.1, dual M.2 and both USB 3.1 Type-A and Type-C
Thông số kỹ thuật đầy đủ xem thêm tại đây
Thiêt kế tổng thể bo mạch chủ ASUS Maximus IX Formula
Maximus IX Formula được đặt trong một hộp đựng lớn, với màu đỏ chủ đạo đặc trưng của dòng ROG, một cửa sổ đồ họa 3D hiển thị những chi tiết lạ mắt, nhìn mãi mà chúng tôi vẫn không hiểu ASUS đang nói đến ngụ ý gì. Ngoài ra chúng ta còn thấy logo thương mại dòng ROG, tên thương phẩm sản phẩm cùng các logo biểu tượng đặc tả kỹ thuật. Mặt lưng, chúng ta có được một hình ảnh xem trước của bo mạch chủ này cùng với bảng thông số kỹ thuật khá chi tiết.
Vẫn với kiểu đóng gói hộp mở dạng vali, mở nắp hộp chúng ta có thể thấy ngay Maximus IX Formula được đặt bên trong.
Và đây, bo mạch chủ ASUS MAXIMUS IX Formula. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bo mạch chủ này đã tạo cho chúng tôi một cảm giác rất phấn kích. Thiết kế vô cùng đẹp mắt và dĩ nhiên là rất hầm hố và hoàn tráng. ASUS sử dụng một tông màu đen nhám cho toàn bộ sản phẩm làm cho sản phẩm đầy tính huyền bí kích thích trí óc người dùng. Có thể thấy ngay khu vực các linh kiện mà người dùng không cần quan tâm đến được che chắn bởi một tấm cover nhựa ABS mà ASUS gọi là tính năng Gaming Protection.
Khu vực quanh socket CPU là nơi mà chúng ta sẽ săm soi đầu tiên, CPU được cấp nguồn thông qua nguồn điện 8+1 pha, các mosFET được làm mát bởi một cụm tản nhiệt lai giữa khí và nước. Bạn có thể thấy hai nắp chụp dành cho việc gắn fitting, hệ thống tản nhiệt nước được phát triển bởi EKWB tương thích với tất cả các fitting chuẩn G1/4″ 1/2″ 3/8″
Thật khó để soi bộ block tản nhiệt này do nó đã được che phủ bởi 1 phần của tấm cover ABS bên trên sản phẩm.
Tại khu vực CPU, ASUS trang bị thêm một đầu cắm RGB Head giúp người dùng đơn thuận tiện trong việc đi dây kết nối đèn RGB của các thiết bị khác như RAM hay các quạt gắn trên nắp thùng máy.
TạTại khu vực này chúng ta cũng sẽ có một jack cắm nguồn cho các thiết bị tản nhiệt chất lỏng AIO.
Bốn khe cắm RAM DDR4 hỗ trợ ép xung bộ nhớ lên đến 4133MHz. Tuy nhiên, không như các đối thủ khác, mặc dù đây là một sản phẩm cao cấp nhưng cả bốn khe cắm bộ nhớ trên bo mạch chủ này đều không được bọc khung kim loại bảo vệ.
Hai nút bấm khởi động và reset được làm đẹp bởi tấm cover, cả hai nút bấm này cũng được trang bị đèn nền LED đẹp mắt. Đèn Debug Code lọt thõm trong một lỗ nhỏ, hơi khó quan sát nếu bạn đặt bo mạch chủ nằm ngang trên một benchtable.
Ngay tại đầu cắm nguồn 24-pin cũng được trang bị các đèn LED báo cho các thiết bị liên quan khi khởi động, cũng rất khó theo dõi khi đặt trên benchtable. Chúng tôi thường phải đứng lên để quan sát các đèn LED này cũng như là đèn Debug Code mỗi khi hệ thống gặp khó khăn trong việc ép xung. Kế bên là một đầu cắm USB3.1 Gen 2 mở rộng.
ASUS Maximus IX Formula cung cấp 6 kết nối SATA3 cho người dùng.
Rất nhiều jack cắm cảm biến theo dõi trạng thái các đường nước.
Vị trí các jack cắm mở rộng và các công tắc chức năng ở phần rìa sản phẩm. Các vị trí đều được ghi chú với font chữ đều, đẹp, rất dễ nhận dạng.
Dàn âm thanh SupremeFX cũng được che chắn bởi tấm cover.
Hai khe cắm PCIe 3.0 x16 được bọc khung kim loại bảo vệ, trong đó khe cắm thứ hai hoạt động ở băng thông x8. Trong trường hợp sử dụng cấu hình đa card đồ họa, cả hai khe cắm PCIe x16 này đều chỉ hoạt động ở băng thông x8/x8.
Điểm nhấn trên thiết kế của tấm cover đó chính là nó không chỉ làm đẹp mà còn bảo vệ che chắn và chống nhiệt điện từ cho một số bộ phận. Một khe cắm M.2 và chipset cầu nam được che chắn, ẩn dấu bên dưới một nắp chụp thứ hai.
Hình ảnh các cổng kêt nối I/O phía sau sản phẩm.
Cận cảnh thiết kế bo mạch chủ ASUS Maximus IX Formula
Sau khi tháo bỏ tấm cover bên trên, ASUS Maximus IX Formula trong không khác gì một bo mạch chủ thông thường, với cụm tản nhiệt MosFet lớn và một chipset cầu nam được trang bị miếng nhôm làm mát đơn giản.
Tản nhiệt cho MosFET được ASUS gọi bằng CrossChill EK II, là kết quả của sự phối hợp phát triển với EK Water Block. Dù được che chắn bởi tấm cover bên trên, nhưng block tản nhiệt nước này vẫn mang thiết kế khá hầm hố.
CrossChill EK II là một tản nhiệt nước nguyên khối làm mát cho cả hai cụm MosFET trên bo mạch chủ với trung tâm là các lá đồng làm mát bên trong khối này.
Cụm nguồn kỹ thuật số với các MosFET NEXFET, cuộn Microfine Alloy Choke và cá tụ metal chất lượng cao. Không chỉ cụm VRM mà toàn bộ tụ trên bo mạch chủ này đều sử dụng tụ metal của Nhật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Các chip điều khiển cho các cổng kết nối I/O phía sau được đặt gần đó. Trong đó kết nối mạng RJ45 được trang bị bộ LanGuard có tác dụng chống set, sốc điện, tăng áp do các sự cố từ bên ngoài có thể xẩy ra.
Có thể nói, một khi đã lột bỏ lớp áo đẹp đẽ và sang trọng ra khỏi thân thể thì bo mạch chủ này cũng không mang nhiều điểm khác biệt so với cá c dòng ROG Maximus thế hệ trước.
Rất nhiều đèn LEG RGB được tích hợp trên sản phẩm này, khu vực chipset, khu vực quanh socket CPU và lưng PCB. Tất cả hệ thống đèn này sẽ kết hợp cùng với đèn RGB mở rộng hay trên các thiết bị tương thích sẽ được đều khiển thông qua chip AURA với tính năng Aura Sync cung cấp một sự đồng bộ về ánh sáng cho toàn bộ hệ thống. Không chỉ bên trong thùng máy mà còn có thể cho cả các thiết bị gaming gear khác.
Cụm âm thanh với chip SupremeFX S1220 Codec được tăng cường chất âm bởi chip DAC ESS và Op-AMP RC4580 đảm bảo mang đến những trải nghiệm âm thanh tốt nhất cho cả chơi game và giải trí.
Đánh giá hiệu suất bo mạch chủ ASUS Maximus IX Formula
Cấu hình hệ thống đánh giá:
- CPU: Intel Core i7-7700K
- Memory: Apacer BladeFire 3000MHz DDR 16GB
- VGA: Gigabyte GeForce GTX 1050Ti 4GB OC
- SSD: Crucial MX300 275GB
- HDD: SeaGate Barracuda 2TB
- PSU: EVGA G2 1000W
Futuremark PCMark 8
AIDA 64 Memory Benchmark
SuperPi v1.55 Benchmark
wPrime v1.55 Benchmark
Cinebench R11.5
Cinebench R15
Ép xung:
Với hầu hết các sản phẩm bo mạch chủ trang bị chipset Z270, ép xung là một điều gì đó quá đỗi quen thuộc và là một tính năng tất yếu cần có ở một sản phẩm phân khúc cao. ASUS Maximus IX Formula cũng không ngoại lệ, với bo mạch chủ này, người dùng dễ dàng đạt được mức xung 5GHz với bộ xử lý Intel Core i7-7700K.
Lời kết:
ASUS Maximus IX Formula hoàn toàn xứng đáng là một sự lựa của bạn và cả chúng tôi. Không có gì để phàn nàn ở sản phẩm này. Một sản phẩm với các trang bị, tính năng tận răng cho người dùng. Hiệu suất tốt cùng khả năng ép xung mạnh mẽ.
Với block tản nhiệt nước CrossChill EK II được trang bị sẳn, người dùng sẽ thoải mái và thuận tiện hơn trong việc xây dựng một hệ thống watercool toàn diện hơn. Với đèn nền RGB cùng tính năng Aura Sync, bạn sẽ thỏa thích sáng tạo nên các hiệu ứng ánh sáng đầy màu sắc cho hệ thống của bạn.