AMD cuối cùng đã phát hành thế hệ Ryzen 7000 hoàn toàn mới với việc thay dổi từ toàn diện từ kiến trúc cho đến một loạt các thay đổi nền tảng khác như socket mới, hỗ trợ bộ nhớ mới. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét bo mạch chủ dựa trên nền tảng chipset AMD X670 đến từ nhãn hàng ASUS – ROG Strix X670-E Gaming WiFi.
ASUS ROG Strix X670-E Gaming WiFi được xem như một trong những sản phẩm cao nhất của ASUS ROG dành cho loạt vi xử lý Ryzen 7000. Thiết kế của ROG Strix X670-E Gaming WiFi vẫn mang đầy đủ phẩm chất của nhà ROG khi trong có vẻ đơn giản nhưng vẫn toát lên sự mạnh mẽ vốn có của dòng ROG. Tổng thể bo mạch chủ này được phối một màu toàn đen huyền bí thích hợp cho hầu hết các ý tưởng xây dựng hệ thống theo phong cách của bạn.
Bề mặt bo mạch chủ này được bao phủ bởi một lớp tản nhiệt hiệu suất cao trải đều từ VRM đến hệ thống chipset và cả các khe cắm PCIe NVMe.
Thay đổi lớn nhất trong thế hệ Ryzen 7000 đó chính là AMD đã chuyển sang sử dụng thiết kế lắp CPU dạng LGA (Land Grid Array) chứ không phải là chân cắm như các thế hệ trước đây. Và mặc dù chuyển sang socket thế hệ mới nhưng thiết kế giá lắp tản nhiệt vẫn không thay đổi từ kích thước cho đến vị trí, vì thế người dùng khi chuyển sang nền tảng mới của AMD sẽ không phải đau đầu trong việc tìm kiếm loại tản nhiệt tương thích.
Trên ROG Strix X670-E Gaming WiFi, ASUS trang bị cho cụm VRM lên đến 18+2 phase nguồn đủ sức để cung cấp một nguồn điện sạch cho các CPU Ryzen 7000 cho dù là Ryzen 9 7950X cao cấp. Đảm đương cho việc tản nhiệt tản nhiệt các MOSFet là hai phiến tản nhiệt dày và có diện tích bề mặt lớn liên kết với nhau bởi một ống headpipe. Vẫn như thường lệ, cụm I/O phía sao và một phần tản nhiệt VRM sẽ được bảo vệ bởi một tấm cover tích hợp đèn LED RGB đẹp mắt.
Một thay đổi lớn khác của dòng Ryzen 7000 đó là thế hệ vi xử lý này đã bắt đầu chuyển sang sử dụng loại bộ nhớ DDR5 thế hệ mới nhất. Không những thế, AMD cũng xây dựng các profile bộ nhớ theo tiêu chuẩn của họ với tên gọi EXPO. Với ROG Strix X670-E Gaming WiFi thì bo mạch chủ này sẽ hỗ trợ bộ nhớ DDR5 có xung nhịp lên đến 6400MHz và tổng dung lượng hỗ trợ lên đến 128GB.
Bên cạnh nút tắt/mở quen thuộc chúng ta còn có 1 đèn Debug Code và một dãy đèn POST lúc khởi động nhằm giúp người dùng chuẩn đoán nhanh tình trạng của các thành phần phần cứng.
Bên cạnh thay đổi về socket, bộ nhớ, AMD giờ đây cũng đã bước vào giao tiếp mở rộng PCIe thế hệ thứ 5, cả hai khe cắm PCIe x16 và 3 khe cắm NMVe trên ROG Strix X670-E Gaming WiFi đều hỗ trợ giao tiếp PCIe thế hệ thứ 5. Toàn bộ các khe cắm NVMe đều được trang bị các phiến tản nhiệt hỗ trợ làm mát cho các thiết bị lưu trữ tốc độ cao. Trong đó khe cắm NVMe gần CPU thường được sử dụng đầu tiên vì thế ASUS đã ưu ái cho khe cắm này một phiến tản nhiệt hoàn tráng hơn cho hiệu quả làm mát tốt hơn.
Và nếu bạn cảm thấy nhàm chán với thiết kế khá bằng phẳng của bề mặt lớp giáp tản nhiệt cụm NVME và chipset cũng như không có nhu cầu sử dụng khe cắm PCIe 5.0 x16 thứ hai, bạn có thể thay đổi kiểu dáng cho bề mặt lớp giáp này trong hầm hố hơn với một thanh tản nhiệt cao to đi kèm bên trong bo mạch chủ này.
Trên ROG Strix X670-E Gaming WiFi vẫn tiếp tục có sự góp mặt của Q-Release, một thiết kế giúp cho việc tháo lắp carđ đồ họa thuận tiện và dễ dàng hơn. Đây là một tính năng được đánh giá rất cao từ giới chuyên gia cũng như người dùng dành cho đội ngũ thiết kế của ROG.
Đối với cụm I/O phía sau, chúng ta được cung cấp rất nhiều các cổng kết nối mở rộng phía sau. Số lượng cổng USB có thể nói là rất phong phú khi có đến 10 cổng USB Type-A và 3 cổng Type-C tốc độ cao. Dĩ nhiên là không thể không nhắc đến hai kết nối mạng tốc độ cao là mạng LAN 2.5Gbps Ethernet và Wi-Fi 6E thế hệ mới nhất.