Vào giữa tháng Mười Một vừa qua, Intel đã chính thức ra mắt dòng vi xử lý Core thế hệ thứ 13 tại thị trường Việt Nam có tên mã Rap tor Lake với những sản phẩm đầu tiên tiếp tục kế thừa cách phân loại và định vị sản phẩm quen thuộc. Trong số những sản phẩm được ra mắt đầu tiên, bộ vi xử lý Intel Core i5-13600K nổi bật hơn hẳn khi nó hội tụ tất cả mọi yếu tố để trở thành một vi xử lý chơi game tốt nhất, hiệu suất đủ để đáp ứng những nhu cầu hằng ngày, đồng thời nó còn có khả năng ép xung khi có mở khóa hệ số nhân nhưng có mức chi phí đầu tư hợp lý.
Chắc hẳn chúng ta vẫn biết rằng Intel đã bị kẹt lại tại quy trình 14nm trong suốt nhiều năm. Nếu Core thế hệ thứ 12 đánh dấu lần thay đổi quan trọng của Intel về vi kiến trúc lẫn quy trình đóng thì ở thế hệ thứ 13 sẽ là giai đoạn chín mùi của Intel trong quy trình 10nm khi ra mắt nhân “Rap tor Cove”. Vẫn thiết kế kiến trúc lai đã xuất hiện trên Alder Lake nhưng đã được cải tiến khi có bộ nhớ đệm lớn hơn, IPC cao hơn và xung nhịp tính toán nhanh hơn.
Về cơ bản, các nhân E-Core trên Rap tor Cove cũng tương tự như trên thế hệ Alder Lake nhưng Intel cũng đã tăng số lượng lõi E-Core trên Core i5-13600K lên 8 nhân, tức gấp đôi E-Core có trên Core i5-12600K. Tốc độ xung nhịp E-Core cũng đã được tinh chỉnh lại với xung nhịp tối đa lên đến 3.9GHz trên Core i5-13600K. Đồng thời, bộ nhớ đệm L2 cũng tăng gấp đôi dung lượng so với thế hệ trước. Trên Rap tor Cove, Intel đã nhóm các lõi E-Core vào một cụm, và các lõi trong mỗi cụm sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm L2.
Việc hỗ trợ bộ nhớ cũng được cải thiện hơn. Các bộ vi xử lý Rap tor Lake hiện đã hỗ trợ bộ nhớ DDR5 lên đến 5600MHz. Bộ nhớ đệm cũng đã được nâng lên với 24MB ở phiên bản i5-13600K. Trên dòng Rap tor Lake cũng đã được trang bị kiến trúc Dynamic INI (inclusive/non-inclusive) để cải thiện độ tin cậy của bộ nhớ đệm. Các CPU mới vẫn hỗ trợ đồng thời bộ nhớ DDR4 và DDR5.
Ở thế hệ thứ 13, loạt vi xử lý này sẽ dựa trên công nghệ Intel 7 Process. Với việc tập trung vào kết nối PCIe Gen 5 cũng như Gen4. Nền tảng mới sẽ có nhiều làn PCIe Gen4 hơn trong chipset và tăng khả năng kết nối USB. Loạt Intel Core thế hệ thứ 13 vẫn tiếp tục sử dụng socket LGA1700 tương tự như trên Alder Lake. Bộ vi xử lý máy tính để bàn mới cũng tương thích ngược với chipset 600-series mặc dùng Intel cũng đã ra mắt chipset mới cho thế hệ 13. Điều này có nghĩa người dùng nền tảng chipset 600-series cũ có thể nâng cấp lên sử dụng những bộ xử lý mới mà không phải thay đổi cả bo mạch chủ đang dùng.
Intel cũng đã làm việc với các nhà phát triển phần mềm để tối ưu hiệu suất trên dòng vi xử lý mới. Với Thread Direc tor đã được tinh chỉnh lại, kết hợp với hệ điều hành Windows 11 22H2 giờ đây có thể tối ưu hóa việc xử lý các dịch vụ nền, nơi mà các nhân E-Core sẽ cho thấy lợi ích của chúng.
Về thông số kỹ thuật của Intel Core i5-13600K, chúng ta có ở đây là một bộ xử lý có 6 nhân P-Core, 8 nhân E-Core. Với tính năng HyperThreading tổng cộng bộ xử lý này cung cấp đến 20 luồng xử lý. Xung nhịp cơ bản của các nhân P-Core là 3.5GHz và E-Core là 2.6GHz. Xung nhịp tubro tối đa là 5.1GHz cho toàn bộ nhân P-Core, với E-Core là 3.6GHz. Tổng dung lượng bộ nhớ đệm L2 là 20MB và L3 là 24MB. TDP định danh ở mức 125W nhưng công suất tối đa có thể đạt đến 181W ở mức xung nhịp turbo tối đa.
Bên trong, Core i5-13600K cũng sẽ có đồ họa tích hợp UHD 770 có xung nhịp cơ bản 300Mhz và xung nhịp turbo là 1.5GHz. Đồ họa tích hợp này có 32 CU hỗ trợ độ phân giải đầu ra trên DP là 7680×4320 60Hz và trên HDMI là 4096×2160 60Hz. UHD 770 cũng hỗ trợ các công nghệ Intel Quick Sync Video và Clear Video HD.
Để trải nghiệm hiệu năng của bộ xử lý Intel Core i5-13600K, chúng tôi tiến hành setup hệ thống gồm:
- CPU: Intel Core i5-13600K
- Mainboard: ASUS Z790 TUF Gaming WiFi
- Memory: Corsair Vengeance RGB DDR5-6000 32GB (16GB x 2)
- VGA: ASUS ROG Strix GeForce RTX 3070 Ti
- SSD: Western Digital Black SN850
- PSU: EVGA G2 1000W
- Cooling: ASUS ROG Ryuo III 360 ARGB
Sau đó, tiến hành sử dụng các phần mềm đo điểm hiệu suất phổ biến hiện này như:
- Maxon Cinbench R23
- BAPCo CrossMark
- AIDA Extrem 64
- Geekbench 5
- ASUS Realbench
- Puget Systems Pho toshop Benchmark
- Futuremark PCMark 8
- Futuremark PCMark 10
- Futuremark 3DMark
Qua điểm số các bài test đo được, có thể thấy hiệu suất của Core i5-13600K đã có sự cải thiện rất lớn, với hiệu năng vượt trội từ 10% đến hơn 30% trong từng ứng dụng. Đồng thời, như bạn có thể thấy với nền tảng chipset Z790, các nhà sản xuất bo mạch chủ cũng đã có những tinh chỉnh trong BIOS để đưa ra những thiết lập tốt nhất trong việc đảm bảo điện năng và đặc biệt là giữ cho CPU luôn có mức nhiệt độ lý tưởng để vận hành ổn định và lâu dài.
Có thể nói, với Core i5-13600K, Intel đã mang đến cho người dùng, game thủ một bộ xử lý hấp dẫn nhất phân khúc, nó không chỉ có hiệu suất vượt trội so với thế hệ trước. Mà những cải tiến mạnh về kiến trúc cũng đưa Core i5-13600K vượt mặt hầu hết các đối thủ trong cùng phân khúc khi xét về bài toán giá cả/hiệu năng. Cùng với khả năng tương thích ngược với nền tảng bo mạch chủ Intel 600 cũng làm cho người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thay đổi vượt trội của dòng vi xử lý Core thế hệ thứ 13. Hiện bộ xử lý Intel Core i5-13600K đang có giá tham khảo vào khoảng gần 9tr đồng. Ngoài ra, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng đến đồ họa tích hợp, bạn cũng có thể lựa chọn Core i5-13600KF với thông số cấu hình tương đương nhưng có giá tốt hơn một chút vì nó đã được cắt giảm đồ họa tích hợp.