[Review] Combo bàn phím cơ / chuột chơi game Logitech G Pro

Logitech, một thương hiệu quá đỗ i quen thuộc với hầu hết người dùng tại thị trường Việt Nam, thương hiệu này có một danh mục phụ kiện, thiết bị ngoại vi máy tính với rất nhiều sản phẩm đã tạo nên thương hiệu của hãng. Nếu như trước đây, Logitech nổi tiếng với những hệ thống loa đình đám như Z960 hay Z5500, những bộ vô lăng giả lập đua xe Momo Racing hay G27 và mới nhất là G29 hay những sản phẩm chuột chơi game cao cấp cũng như loạt bàn phím chơi game đình đám một thời.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được gởi đến các bạn bài đánh giá bộ đôi bàn phím/chuột chơi game đầu tiên thuộc seri PRO của Logitech – bàn phím Logitech G Pro và chuột Logitech G Pro.

Chuột chơi game Logitech G Pro

Chuột chơi Logitech G Pro có thể được xem như là phiên bản nâng cấp cả về thông số lẫn phân khúc của Logitech Prodidy G102. Bên cạnh thiết kế kiểu dáng hình hột xoài gần như không khác biệt nhiều so với G102 thì G Pro mang nhiều cải tiến bên trong hơn là bên ngoài. Nếu G102 Prodigy được trang bị cảm biến quang Mercury 6000dpi thì chuột chơi game G Pro được trang bị cảm biến quang cao cấp nhất của Logitech hiện nay là Pixart PMW3366 tương tự như G900, G502 và G403 cho độ phân giải quét lên đến 12.000DPI.

Thiết kế của chuột G Pro hoàn toàn tương tự như thiết kế của G102, kiểu dánh nhỏ nhắn đáng yêu, chuột được phủ một lớp sơn đen nhám tạo cảm giác bám tay hơn, không bám vân tay làm cho việc bảo quản và vệ sinh chuột cũng đơn giản hơn.

Thiết kế đối xứng phù hợp sử dụng cho cả hai tay. Tuy nhiên, người dùng tay phải sẽ có phần lợi thế hơn do thân trái được trang bị thêm hai nút bấm có thể tùy chỉnh chức năng thông qua phần mềm. Thân phải trống trãi khi không được trang bị nút bấm nào.

Nằm giữa hai nút bấm trái phải vẫn là bánh xe cuộn bằng cao su và nút chuyển đổi nhanh DPI. Nút bấm trái/phải trên G Pro vẫn sử dụng loại nút bấm trang bị lò so tạo áp lực giúp giảm thiểu lực bấm cần thiết lên nút chuột làm cho hiệu suất phản hồi trên các nút bấm được nhanh hơn.

Phần đuôi chuột được xử lý với logo G và đường viền đuôi rất sắc nét, tinh tế. Logo G và đường viền được sử dụng trong việc phát ánh sáng đèn nền RGB, các hiệu ứng màu sắc có thể được tùy chỉnh thông qua phần mềm Logitech Gaming Software một cách dễ dàng.

Bên dưới, cảm biến quang Pixart PMW3366 được đặt ở vị trí trung tâm của chuột, Logitech G Pro được trang bị bốn miếng feet Teflon kích thước nhỏ. Cảm giác rê chuột rất tốt, mượt mà trong chuyển động không hề tạo cảm giác khựng khó chịu nào.

Một điểm khác biệt so với G102 Prodidy đó chính là cáp kết nối trên G Pro được bọc lưới dù tăng độ bền cho dây kết nối.

Trải nghiệm trên chuột Logitech G Pro không tạo quá nhiều khác biệt so với Logitech G102 Prodigy ngoại trừ khi bạn sử dụng độ phân giải quét cực cao. Trong quá trình sử dụng, chuột Logitech G Pro cho tốc độ quét mượt mà, không hề có hiện tượng mất tín hiệu. Với các game thủ sử dụng chuột ở độ phân giải vừa phải dưới 3000 dpi, thật khó để chúng tôi đưa ra lời khuyên lựa chọn chuột Logitech G Pro hay Logitech G102 Prodidy khi cả hai đều không khác biệt về ngoại hình, cả hai vẫn thể hiện được phẩm chất xuât sắc với những nhu cầu của chúng tôi.

Nếu bạn là một game thủ phổ thông, nhưng vẫn muốn có một chuột chơi game thiết kế tốt, giá hợp lý với ánh sáng đèn nền RGB thì Logitech G102 Prodigy sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Nhưng nếu bạn cần một sản phẩm cao cấp hơn G102 Prodigy như cảm biến cao cấp hơn, độ bền cao hơn thì Logitech G Pro hoàn toàn xứng đáng với lựa chọn của bạn.

Bàn phím cơ chơi game Logitech G Pro.

Một sản phẩm thứ hai thuộc seri Pro lần này đó chính là bàn phím cơ Logitech G Pro, Logitech G Pro là một bàn phím cơ chơi game dạng tenkeyless. Thiết kế của Logitech G Pro không quá đặc biệt, có thể thấy ở G Pro, Logitech chú trọng vào hiệu suất hơn là thiết kế ngoại hình của sản phẩm. Thiết kế tổng thể của Logitech G Pro đơn giản và tinh tế với bốn góc được bo tròn làm cho sản phẩm trong mềm mại hơn.

Bàn phím Logitech G Pro mang thiết kế thừa hưởng từ dòng G810 nhưng đã được lượt bỏ cụm phím numlock và con lăn tăng giảm âm lượng. Font chữ trên Logitech G Pro được khắc sắt nét, đều.

Logo G vẫn được đặt bên góc trên bên trái sản phẩm. Góc phải với hai nút chỉnh cường độ sáng của đèn nền và chuyển đổi chế độ Gaming.

Mặc dù mang thiết kế TKL nhưng Logitech G Pro vẫn được tích hợp tổ hợp phím nóng media thông qua các phím tắt. Chất liệu chính vẫn là nhựa được phủ sơn nhám với bề mặt được xử lý nhẳn làm cho sản phẩm trong đẳng cấp, sang trọng hơn. Tuy nhiên, 4 cạnh viền lại được xử lý sơn bóng, rất dễ tạo nên các vết sướt trong quá trình lấy ra cất vào đặc biệt với các game thủ thường mang theo bàn phím mỗi khi ra ngoài chơi game.

Thiết kế hệ thống phím của Logitech G Pro mang hơi hướng cong thái học giúp cho không chỉ game thủ mà cả người dùng văn phòng cũng có thể sử dụng bàn phím này một cách thoải mái và tiện dụng hơn.

Một sản phẩm TKL thường hướng đến nhu cầu của các game thủ thường xuyên di chuyển cần sự gọn nhẹ, tiện lợi, bàn phím Logitech G Pro được trang bị cáp kết nối kiểu tháo lắp được, cáp kết nối bọc dù.

Sau thế hệ đầu tiên của phím cơ Romer-G không mấy thành công, Logitech đã tiến hành cải tiến và kết quả là loạt bàn phím Logitech G Pro đã được ứng dụng các phím Romer-G thế hệ mới nhất tạm gọi là Romer-G thế hệ hai. Romer-G thế hệ hai đã cho cảm giác bấm mượt mà và êm ái hơn rất nhiều, việc trải nghiệm bấm phím trên Romer-G thế hệ hai đã cho những cảm giác tốt hơn, phím bấm không quá ồn, hành trình phím ngắn cho độ phản hồi nhanh.

Khác với các loại switch thông dụng khác, đèn nền được đặt ở trung tâm của phím, làm cho ánh sáng được kín hơn và đều hơn, không gây ra hiện tượng ánh sáng lan ra môi trường xung quang. Tuy nhiên, phím Romer-G trên Logitech vẫn cho một cảm giác khá lỏng lẽo, nếu thử lắc phím bạn sẽ thấy nó không chắc chắn bằng hệ thống switch tiêu chuẩn của Cherry hay Kraith…

Thiết kế phím Romer-G cũng giúp loại bỏ hiện tượng bụi lọt vào các khe tiếp xúc tác nhân chính gây nên tình trạng double click hoặc rít phím.

Về keycap trên Logitech G Pro sử dụng chất liệu nhựa ABS xuyên led. Do thiết kế của hệ thống phím Romer-G hoàn toàn khác nên kiểu dáng của keycap đến từ Logitech cũng khác hơn. Nhìn chung chất lượng gia công keycap vẫn rất tốt, không có gì để phàn này ngoại trừ việc người dùng không thể nào thay thế keycap trang trí theo ý muốn được.

Hình ảnh so sánh keycap của Logitech G Pro với Logitech G310, Gamdias Hermes 7 và Razer Blackwi dow thế hệ đầu tiên. (theo thứ tự từ trái sang)

Về ánh sáng đèn nền RGB trên bàn phím Logitech G Pro, người dùng có thể tùy chỉnh, tùy biến các hiệu ứng ánh sáng theo ý muốn thông qua phần mềm Logitech Gaming Software. Logitech tích hợp rất nhiều hiệu ứng ánh sáng để người dùng lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng phong cách người dùng

Không có gì để phàn nàn ở một sản phẩm như bàn phím Logitech G Pro. Thiết kế tinh tế, hệ thống phím Romer-G cải tiến tốt hơn, hành trình phím ngắn cho độ phản hồi nhanh hơn, phím bấm êm, hệ thống đèn nền RGB sắc nét, đẹp mắt cùng dây cáp tháo lắp được. Thiết kế TKL dễ dàng và thuận tiện khi mang theo bên mình là những gì mà Logitech G Pro mang đến cho người dùng.

Tuy nhiên, nếu bạn là một game thủ hay người dùng ưa thích việc thay thế keycap bằng các keycap phong cách khác thì Logitech G Pro không phải là một lựa chọn cho bạn do đặc thù thiết kế của hệ thống phím Romer-G.

Related posts

Đánh Giá Logitech G Pro X Superlight 2

Trên Tay Chuột Chơi Game Mastermouse M711 phiên bản Matte White

Đánh Giá Chuột Chơi Game Adata XPG Infarex M20