NZXT, một thương hiệu thường được biết đến với tư cách là một nhà cung cấp tản nhiệt máy tính AIO hiệu suất cao cùng với những mẫu thùng máy tính với thiết kế trang nhã và tinh tếcũng như là một số đồ chơi phụ kiện dành cho hệ thống như quạt, hub điều khiển. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, NZXT đã chính thức dấn thân vào thị trường bo mạch chủ với sản phẩm đầu tiên được dựa trên nền tảng chipset Intel Z370. Và khi dòng vi xử lý Intel Core thế hệ 10 ra mắt với socket mới, chipset mới. NZXT cũng đã tung ra thị trường bo mạch chủ N7 Z490. Loạt bo mạch chủ từ NZXT được ra đời không hướng đến những tính năng cao cấp, mạnh mẽ mà đơn giản là một sự bổ sung để làm cho hệ sinh thái sản phẩm của mình đa dạng hơn và đồng bộ hơn. Đặc biệt ý nghĩa với những fan hâm mộ thương hiệu NZXT giờ đây họ đã có thể xây dựng một hệ thống đồng bộ hơn.
tok.com/@techflow.vn” rel=”noopener noreferrer”>@techflow.vn Mở Hộp: Bo Mạch Chủ NZXT N7 Z490 tok.com/tag/nzxt” rel=”noopener noreferrer”>##nzxt tok.com/tag/n7z490″ rel=”noopener noreferrer”>##n7z490 tok.com/tag/technology” rel=”noopener noreferrer”>##technology ##learnontik tok tok.com/tag/yeucongnghe” rel=”noopener noreferrer”>##yeucongnghe #techflowvn
tok.com/embed.js”>
N7 Z490 được xây dựng dựa trên nền tảng chipset Intel Z490 hỗ trợ loạt vi xử lý Intel Core thế hệ 10 LGA1200 cũng như là thế hệ 11 (Rocket Lake) vừa được Intel tiết lộ tại CES 2021. Bên cạnh những tính năng chính như thì dĩ nhiên là nó cũng đi kèm kết nối mạng Ethernet 2.5Gbps cũng như là kết nối không dây Wi-Fi 6 thế hệ mới nhất.
NZXT N7 Z490 nổi bật với một lớp vỏ kim loại màu trắng bao phủ gần như toàn bộ phần bảng mạch PCB màu đen bên dưới. Thông thường, bạn sẽ chỉ thấy thiết kế này trên những sản phẩm cao cấp với những chủ đề thiết kế rất nổi bật và hoàng tráng. Nhưng trên N7 Z490 nó chỉ đơn giản là một tấm kim loại nguyên khối trơn nhẵn, không hề có bất kỳ họa tiết hay các hình ảnh chủ đề nào khác. Nếu bạn yêu thích sự huyền ảo từ ánh sáng RGB, N7 Z490 chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thất vọng, nó không hề được trang bị ánh sáng RGB tại bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, cũng nhờ thế mà làm cho N7 Z490 có một nét đặc trưng riêng, nó mang đậm triết lý thiết kế của NZXT: đơn giản nhưng tinh tế.
Đồng thời, với thiết kế này không chỉ được sử dụng cho các ý tưởng xây dựng PC theo chủ đề màu trắng, mà bạn hoàn toàn có thể sơn bề mặt này với bất kỳ màu sắc nào để phù hợp với chủ đề ý tưởng mà bạn sẽ xây dựng hệ thống chơi game của mình mà không phải lo lắng phá vỡ bố cục thiết kế trên tấm ốp này. Thậm chí là cả tấm ốp trên tản nhiệt VRM lẫn nấp chụp bảo vệ phần I/O phía sau.
Mặc dù có mức giá thuộc phân khúc tầm trung và phổ thông nhưng NZXT vẫn trang bị cho N7 Z490 thiết kế 10-phase điện cho cụm VRM. Với bộ điều khiển điện Intersil ISL69269 hoạt động trong cấu hình 8+2 phase. Trong đó, phần CPU được cấp nguồn từ 8 MosFET Vishay SiC632A (50A mỗi MosFET) và 2 MosFET SiC632A dành cho SoC. Nguồn VCCSA sử dụng trình điều khiển Intersil RAA22001 và VCCIO sử dụng trình điều khiển Anpec APW8828. Đây không phải là một cấu hình cung cấp khả năng ép xung cao cấp nhưng nó đủ để đảm bảo một nguồn điện ổn định cấp cho CPU trong những trường hợp phổ thông và ép xung thông thường.
Tản nhiệt cho các MoFET vẫn là hai khối nhôm được gia công nguyên khối có thiết kế đơn giản, không tạo thành các lá vây thường thấy mà thay vào đó là tạo hình rỗng bên trong để tăng bề mặt tiếp xúc không khí.
N7 Z490 hỗ trợ bộ nhớ DDR4 kênh đôi dung lượng lên đến 128GB và xung nhịp lên đến 4266MHz. Như bạn có thể thấy ở hình ảnh bên dưới, tấm ốp kim loại sẽ bao phủ hoàn toàn tất cả những linh kiện bên dưới, chỉ chừa không gian cho kết nối nguồn ATX 24-pin và kết nối USB 3.1 Type-C mở rộng
Trên N7 Z490, các trang bị số lượng khe cắm PCIe vừa đủ với 2 khe cắm PCIe Gen3 x16 cho card đồ họa (cấu hình x16 hoặc x8/x8) và ba khe cắm PCIe x1 cho các khe cắm mở rộng khác như soundcard…
Ở bo mạch chủ này, thao tác lắp đặt ổ đĩa lưu trữ 2 trên khe cắm M.2 cũng đơn giản hơn, NZXT đã lượt bỏ phần ốc vít trên tấm ốp thay vào đó là họ sử dụng ngàm nhựa để giữ chặt phần ốp mặt trên của khe cắm M.2. Chúng ta sẽ có hai khe cắm M.2 hỗ trợ lưu trữ NVMe PCIe SSD cũng như là Intel Optane trên sản phẩm này. Tuy nhiên, cần lưu ý là do sử dụng nhựa nên phần nắp trên sẽ không có tác dụng gì trong việc hỗ trợ làm mát cho các thanh lưu trữ M.2
Về phần mở rộng giao tiếp bên ngoài, N7 Z490 vẫn được cung cấp đầy đủ những giao tiếp cần thiết như 8 cổng USB, kết nối SMART và mở rộng âm thanh phía trước thùng máy.
Dù bản thân bo mạch chủ này không tích hợp ánh sáng RGB, nhưng bạn vẫn có thể kết nối, đồng ánh sáng trên hệ thống, từ bất kỳ thành phần nào thông qua hai chân cắm ARGB 5volt và RGB 12volt.
Đồng thời, trên bo mạch chủ này cũng tích hợp sẳn hai kết nối ánh áng RGB sử dụng kiểu chân cắm riêng từ các thành phần khác trong hệ sinh thái sản phẩm của NZXT như tản nhiệt AIO, quạt AER RGB…
NZXT N7 Z490 không trang bị đèn led Debug Code mà vào đó là 4 đèn led nhỏ báo trạng thái load thiết bị khi mở máy. Tuy nhiên, có một việc khá khó chịu trên bo mạch chủ này đó chính là phần Clear CMOS lại không được hàn jumper lên vị trí này. Trong khi pin CMOS nằm dưới tấm ốp tại khu vực giữa hai khe cắm PCIe x16. Do đó, nếu bạn gặp trục trặc trong quá trình tìm hiểu và ép xung hệ thống sẽ gây ra một số bất tiện nếu muốn trả BIOS về thiết lập ban đầu. Mặc dù với các tester, chuyên gia, việc này không quá khó khăn nhưng với người dùng sẽ là một thử thách không nhỏ đặc biệt khi đặt bo mạch chủ vào trong thùng máy.
Kết nối không dây Intel Wi-Fi 6, phần điều khiển mạng Ethernet được giao nhiệm vụ cho chip Realtek RTL812580. Ngoài ra, chúng ta còn có một chip Realtek khác xuất hiện trên bo mạch chủ này đó là chip điều khiển âm thanh Realtek ALC1220.
Đánh Giá Hiệu Năng Bo Mạch Chủ NZXT N7 Z490:
Cấu hình hệ thống đánh giá:
- CPU: Intel Core i7-10700K
- Tản nhiệt: NZXT Kraken X63
- RAM: Kings ton HyperX DDR4-3000 16GB (8GB x2)
- SSD: Kings ton A2000 500GB
- VGA: AMD Radeon RX 580
- PSU: EVGA G2 1000W
Có một điều không phải là một bí mật thì toàn bộ sản phẩm bo mạch chủ N7 Z490 được sản xuất thông qua sự kết hợp cùng ASRock. Vì vậy sẽ không có gì phàn nàn về khả năng ép xung của bo mạch chủ này, nó vẫn thừa hưởng phẩm chất tốt nhất trong khâu phát triển trình điều khiển BIOS từ độ ổn định, tính dễ sử dụng từ đối tác của NZXT. Do đó, chúng tôi dễ dàng đẩy mức xung nhịp của Core i7-10700K lên mức xung nhịp 5.0GHz ở điện áp 1.26 volt mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Dưới đây là một số kết quả thử nghiệm thông qua hai trình đo điểm phổ biến là PCMark 10 và PCMark 8
Không phải là một bo mạch chủ hướng đến những sự hoành tráng từ hiệu suất ép xung cao cấp hay thiết kế màu mè, hầm hố đậm chất gaming, ánh sáng RGB xập xình. Đây là một sản phẩm thân thiện với tất cả các bản dựng hệ thống, nó có thiết kế tinh tế về mặt thẩm mỹ, tính năng vừa đủ dùng và mức ngân sách ổn thỏa.
Việc sở hữu bo mạch chủ N7 Z490 cùng với một thùng máy NZXT như H710i sẽ tạo nên một bản dựng hòa hợp từ chủ đề cho đến màu sắc, dùng bản xây dựng theo chủ đề đen hay trắng, N7 Z490 vẫn có phiên bản màu tương ứng. Và với các modder, nó thậm chí còn đáng giá hơn khi bạn có thể mod, tạo hình ảnh chủ đề hay thậm chí là sơn loại toàn bộ bề mặt trên tấm ốp để tạo nên những phong cách riêng mà không lo lắng phá vỡ bố cục hình ảnh như trên những dòng bo mạch chủ cao cấp khác.
Cuối cùng, NZXT N7 Z490 hiện đang có giá bán lẻ tham khảo vào khoảng 6,5 triệu đồng.