Sonix SSD từ Zotac được phát triển dựa trên giao diện NVMe, dựa trên sức mạnh của bộ điều khiển Phison E7 mới nhất và hiện diện trong hình dáng của một add-in-card. Sonix SSD hướng đến các đối tượng người dùng chính là các game thủ, các biên tập nội dung với nhu cầu truy xuất các tập tin, ứng dụng lớn một cách nhanh chóng. Sonix NVMe PCIe SSD tận dụng băng thông tốc độ cao của 4 làn PCIe 3.0 x4 cùng với sự hiệu quả, giá thành hợp lý, độ tin cậy cao của các MLC Flash 15nm từ Toshiba sẽ trở thành một lựa chọn lưu trữ tuyệt vời với người dùng chuyên nghiệp và các game thủ cao cấp.
Sonix NVMe PCIe SSD của Zotac hiện có sẳn ở bản dung lượng 480GB, với tốc độ đọc ghi tuần tự theo nhà sản xuất là 2600MB/s và 1300MB/s. Với tốc độ định danh như thế cho thấy hiệu suất nằm trong mức hiệu suất bình quân của loạt MLT Flash 15nm của Toshiba. Sản phẩm này có chế độ bảo hành 3 năm với tổng dung lượng ghi vào khoảng 698TB tương đương khoảng 637GB đọc/ghi mỗi ngày
Thông số kỹ thuật:
-
Form Fac tor: PCIE Add-in-Card
-
Interface: NVME 1.2 PCIE Gen 3 x 4
-
Flash Type: MLC
-
DRAM Cache: 512MB DDR3
-
Capacity: 480GB
-
Sequential Read: Up to 2,600 MB/s
-
Sequential Write: Up to 1,300 MB/s
-
Ran dom Read
-
Ran dom Write
-
Power Consumption
Read: 5.57W
Write: 7.27W
Idle: 0.5W
-
Thickness
-
Supported OS: Win dows, Linux
-
MTBF (hours): 2,000,000
-
Accessories: Bundled low-profile bracket
Thông tin tham khảo thêm về sản phẩm tại đây
Hình ảnh sản phẩm:
Sonix NMVe PCIe SSD được đóng gói trong một hộp đựng mang tông màu vàng – xám chủ đạo quen thuộc của Zotac. Mặc trước đi kèm là một phần hình ảnh của ổ lưu trữ, bên cạnh đó còn có logo, biểu tượng thương hiệu, tên thương phẩm, thông số dung lượng và các đặc tả kỹ thuật có trên sản phẩm.
Mặt sau, Zotac quảng bá cho Sonix SSD như là một “viên đạn bạc thầm lặng” cùng với đó là các tính năng như plug-and-play, không cáp kết nối …
Phụ kiện đi kèm chỉ bao gồm một low-profile bracket được dùng khi sử dụng trong các hệ thống SFF hoặc rack server.
Zotac Sonix NVMe PCIe SSD được trang bị một nắp chụp kim loại bao phủ toàn bộ chiều dài PCB với mặt trước được cắt các lỗ nhỏ vừa để trang trí vừa có tác dụng là lỗ trao đổi không khí với các thành phần bên trong.
Mặt sau PCB cũng được trang bị ốp lưng kim loại vừa để bảo vệ linh kiện phía sau cũng vừa làm nhiệm vụ tản nhiệt cho các IC Flash.
Bên trong, tại mặt trước của PCB, chúng ta có thể thấy các IC và chip điều khiển được tản nhiệt bởi một tấm nhôm kích thước lớn. Bên dưới, tấm ốp lưng cũng được trang bị 4 miếng thermalpad nhằm dẫn nhiệt từ IC Flash ra ngoài.
Không gian bố trí các linh kiện khá thoáng ở cả mặt trước và sau lưng PCB, vẫn còn đó một số vị trí linh kiện vẫn đang được để trống.
Để đạt tổng dung lượng 480GB, Zotac sử dụng đến 8 IC nhớ Toshiba TH58TFG9DFLBA8C, đây là các MLC NAND Flash được sản xuất dưới quy trình 15nm của Toshiba. 8 IC nhớ này được bố trí đều ở cả hai mặt
Chip điều khiển Phison E7 cùng bộ nhớ đệm Nanya DDR3 512MB.
Đánh giá hiệu năng:
Cấu hình hệ thống:
- CPU: Intel Core i7-7700K
- Mainboard: ASUS Maximus IX Code
- Memory: Apacer Blade Fire DDR4 3000MHz 16GB
- VGA: Zotac GTX 1080Ti AMP! Edition 11GB
- SSD: Zotac Sonix NVMe PCIe SSD
- HDD: Seagate Barracuda 2TB
- PSU: EVGA G2 1000W
Để đánh giá hiệu suất của sản phẩm, chúng tôi tiến hành cài đặt hệ điều hành và các ứng dụng trực tiếp lên ổ đĩa này.
Lời kết:
Với sự xuất hiện của Zotac Sonix NVMe PCIe SSD, thị trường các giải pháp lưu trữ hiệu suất cao sẽ thực sự sôi động hơn khi mà Samsung và Intel vẫn đang làm nắm giữ phần lớn thị phần tại Việt Nam. Thông qua các điểm số đánh giá từ các ứng dụng đo điểm hiệu suất uy tín có thể thấy Sonix NVMe của Zotac là một sản phẩm rất tốt. Với lợi thế trong băng thông PCIe 3.0 x4, cùng bộ điều khiển Phison E7 thế hệ mới nhất và các IC Flash MLC của Toshiba, Zotac Sonix NVMe PCIe sẽ là một lựa chọn tốt cho các game thủ, người dùng chuyên nghiệp cần có một giải pháp lưu trữ hiệu suất cao, giá thành cạnh tranh, cùng với chế độ hậu mãi chính hãng 3 năm là một ưu điểm của sản phẩm này.