MSI, ASUS và ASRock mang đến công nghệ tăng cường xung nhịp cho loạt CPU thế hệ 10 trên các bo mạch H470, B460 và H410 – Ép xung thông qua Power Limit

Ép xung trên nền tảng Intel từ lâu đã là đặc quyền chỉ dành cho các dòng chipset đầu bảng và CPU K-series được mở khóa hệ số nhân. Và trên thế hệ Z490 cũng không là ngoại lệ khi chỉ có ba mẫu CPU cung cấp khả năng ép xung. Tuy nhiên, ở thế hệ này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ từ các nhà sản xuất bo mạch chủ để đưa ra thị trường các công nghệ tăng cường xung nhịp của riêng họ dành cho các mẫu CPU tiêu chuẩn non-K khi chạy trên các nền tảng H470, B460 và H410.
MSI, ASUS và ASRock mang đến công nghệ tăng cường xung nhịp cho loạt CPU thế hệ 10 trên các bo mạch H470, B460 và H410 – Ép xung thông qua Power Limit
Những gì mà mỗi nhà sản xuất làm ở đây nhìn chung là khá đơn giản nhưng cũng mang đến sức mạnh cụ thể cho sản phẩm của họ. Intel đưa ra các giá trị Power Limit ở mức cơ bản, còn được gọi là trạng thái PL cho các nhà sản xuất bo mạch chủ là tiêu chuẩn cho tất cả các CPU thế hệ 10 non-K lẫn K-series, tuy nhiên  mức Power Limit có thể được các nhà sản xuất bo mạch chủ thay đổi nếu sản phẩm của họ có đủ nguồn điện cần thiết.
Power Limit thường được xác định theo hai loại, trạng thái PL1 và PL2. Tất cả các CPU Intel được liệt kê TPD ở trạng thái PL1, đây là công suất trung bình mà các CPU này tiêu thụ khi ở xung nhịp cơ bản. Trạng thái PL2 là sức mạnh cho các CPU tiêu dùng này khi hoạt động ở xung nhịp tăng tốc tối đa và thường không được Intel đề cập trên trang danh sách sản phẩm chính thức. Các CPU này có thể duy trì trạng thái PL2 của chúng trong bao lâu được Intel xác định là tham số Tau và Turbo Time. Đó là thời gian tối đa có thể duy trì trạng thái “PL2” của chúng trước khi giảm tốc độ, tuy nhiên, giống như cách các nhà sản xuất bo mạch chủ có thể thay đổi trạng thái PL2 của CPU, Tau cũng có thể được thay đổi cho phép đặt lại giới hạn thành bất cứ giá trị nào  họ muốn hoặc thậm chí là không có giới hạn nếu bạn nhìn vào một số sản phẩm cao cấp ngoài thị trường.

Vì vậy, nói một cách đơn giản hơn, tính năng này không chính xác như những gì người ta sẽ gọi là ép xung mà là bỏ qua các hạn chế, cho phép người dùng sử dụng các dòng CPU thế hệ 10 của họ chạy ở xung nhịp cao hơn với việc sử dụng Power Limit để đạt được xung nhịp cao hơn. Tăng Power Limit cũng làm tăng điện năng tiêu thụ như ép xung thông thường. Người dùng sẽ phải đánh đổi bằng việc tiêu thụ điện cao hơn từ các CPU non-K. Nhưng có một số tính năng tăng cường xung nhịp ngoài thông số tiêu chuẩn của Intel là một sự bổ sung tuyệt vời cho các bo mạch chủ H470, B460 và H410 chính thống.
Vì vậy, đến với các chi tiết, mỗi nhà cung cấp bo mạch chủ có công nghệ riêng của họ. MSI mang đến giải pháp giải pháp giới hạn công suất cao nhất trên dòng sản phẩm của họ với công suất lên đến 255W (long/short duration) trên dòng B460. Tiếp sau là ASUS với APE (ASUS Performance Enhancement) trên các dòng H470 và B460 với Power Limit lên tới 210W. Cuối cùng là ASRock với công nghệ BFB (Base Frequency Boost) được triển khai trên các bo mạch chủ H470 và B460 với trạng thái PL lên đến 125W. Sau đây là tốc độ xung nhịp trung bình tăng thêm tương ứng trên mỗi nhà cung cấp bo mạch chủ:
ASUS APE (ASUS Performance Enhanced) dành cho các CPU Intel non-K thế hệ 10:
Motherboard CPU Intel TDP CPU Base Clock CPU Power Unlock (APE Enabled) CPU Clock Boost (APE Enable) – PRIME95 Test Cinebench R20 (65W Default) Cinebench R20 (210W APE) Performance Improvement (With APE Enabled)
ASUS ROG STRIX B460-F Gaming Intel Core i9-10900 65W (PL1)
125W (PL2)
2.8 GHz 210W 4.4 GHz 4891 5932 21%
ASUS ROG STRIX B460-F Gaming Intel Core i7-10700 65W (PL1)
125W (PL2)
2.9 GHz 210W 4.5 GHz 3831 4789 25%
ASUS ROG STRIX B460-F Gaming Intel Core i5-10600 65W (PL1)
125W (PL2)
3.3 GHz 210W 4.4 GHz 3197 3466 8.4%
ASUS chỉ liệt kê ROG STRIX B460-F Gaming của họ trong biểu đồ so sánh, đây cũng là bo mạch chủ duy nhất có giới hạn công suất tới 210W. ASUS cho biết hiệu suất CPU tăng lên tới 57% trong các kịch bản đa nhân và đơn nhân. Tuy nhiên, những sản phẩm H470 và B460 khác từ ASUS có giới hạn công suất được đặt ở mức 125W. ASUS đã chứng nhận các phiên bản BIOS có thể tải xuống cho từng bo mạch chủ tương ứng được liệt kê bao gồm:
  • ASUS ROG STRIX B460-F Gaming (210W APE)
  • ASUS ROG STRIX B460-H Gaming (125W APE)
  • ASUS ROG STRIX B460-G Gaming (125W APE)
  • ASUS ROG STRIX B460-I Gaming (125W APE)
  • ASUS ROG STRIX H470-I Gaming (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming B460-PRO (Wi-Fi) (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming B460-PLUS (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming B460M-PLUS (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming B460M-PLUS (Wi-Fi) (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming H470-PRO (Wi-Fi) (125W APE)
  • ASUS TUF Gaming H470-PRO (125W APE)

ASRock BFB (Base Frequency Boost) dành cho các CPU Intel non-K thế hệ 10:

CPU (ASRock Z490/H470/B460 Series) Intel TDP CPU Default Base Clock CPU BFB TDP Long-Term CPU Frequency (BFB) Cinebench R20 (65W Default) Cinebench R20 (125W BFB) Performance Improvement (With BFB Enabled)
Intel Core i9-10900 65W 2.8 GHz (2.6 GHz Avg at 65W) 125W 3.7 GHz 4282 5527 29.0%
Intel Core i7-10700 65W 2.9 GHz (3.0 GHz Avg at 65W) 125W 3.9 GHz 3776 4605 21.9%
Intel Core i5-10600 65W 3.3 GHz (3.5 GHz Avg at 65W) 125W 4.1 GHz 3161 3469 9.7%
Intel Core i5-10500 65W 3.1 GHz (3.5 GHz Avg at 65W) 125W 4.2 GHz 3152 3303 4.7%

ASRock cũng đang cung cấp công nghệ BFB nhưng chỉ lên tối đa 125W. Toàn bộ dòng bo mạch chủ của họ, bao gồm Z490, H470 và B460 đều hỗ trợ tính năng này và BIOS hiện cũng đã có sẳn. Danh sách dưới đây là các bo mạch chủ ASRock cùng với BIOS cụ thể được kích hoạt công nghệ BFB:

Thông số các bo mạch chủ B460/H410 hỗ trợ tăng Power Limit của MSI:

Motherboard Name Current Limit New Long Duration Power Limit (PL1) New Short Duration Power Limit (PL2)
MSI MPG B460I Gaming Edge WiFi 210W 255W 255W
MSI MAG B460 Tomahawk 210W 255W 255W
MSI MAG B460M Mortar WiFi 210W 255W 255W
MSI MAG Mortar B460M 210W 255W 255W
MSI MAG B460M Bazooka 180W 135W 180W
MSI B460M-A Pro 180W 135W 180W
MSI H410I Pro WiFi 210W 255W 255W
MSI H410M-A Pro 180W 135W 180W
MSI H410M Pro 180W 135W 180W

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về MSI, người đang cung cấp mức giới hạn công suất cao nhất trên dòng B460 và H410. MSI cũng là nhà cung cấp duy nhất hỗ trợ bo mạch chủ H410. Sau đây là đội hình của các bo mạch chủ hỗ trợ tăng giới hạn công suất:

Ngay cả với MSI, chỉ có B460 và H410 cao cấp mới được giới hạn công suất lên đến 255W. Bốn bo mạch chủ B460 và H410 còn lại có giới hạn công suất được xác định ở mức 180W trong short duration và 135W trong Long duration. MSI cũng tuyên bố rằng họ sẽ không tập trung vào các bo mạch chủ H470 vì B460 mang đến các giá trị tốt hơn và tính năng này sẽ có ý nghĩa hơn trên dòng B460 và H410 khi được kết hợp cùng các CPU Intel non-K thế hệ 10.

Để so sánh các bo mạch chủ họ với đối thủ, MSI cũng đã liệt kê xung nhịp All-core cho các CPU non-K do chính Intel thiết lập.

CPU Intel Base Clock (65W) Intel All-Core CPU Spec (125W PL2) MSI B460/H410
(255W PL1 / 255W PL2)
MSI B460/H410 (135W PL1 / 180W PL2) ASUS H470/B460 (210W PL1) ASUS H470/B460 (125W PL1) ASRock Z490/H470/B460 (125W PL1)
Intel Core i9-10900 2.8 GHz 4.5 GHz 4.45 GHz 3.9 GHz 4.4 GHz TBD (Similar to ASRock BFB) 3.7 GHz
Intel Core i7-10700 2.9 GHz 4.6 GHz 4.6 GHz 4.03 GHz 4.5 GHz TBD (Similar to ASRock BFB) 3.9 GHz
Intel Core i5-10600 3.3 GHz 4.4 GHz 4.4 GHz 4.4 GHz 4.4 GHz TBD (Similar to ASRock BFB) 4.1 GHz

MSI đã cung cấp cho chúng ta một số thống kê cao hơn về tính năng Power Limit của họ. Bạn có thể thấy hiệu suất tương đối cho cả Core i9-10900, Core i7-10700 ở ba trạng thái: mặc định, ở PL Boost và Unlimit. Mặc dù có một sự nâng cao hiệu suất lớn bằng các tăng Power Limit mà MSI đang cung cấp so với cấu hình 65W tiêu chuẩn, MSI cũng cho thấy sự khác biệt với Unlimit hầu như không đáng chú ý vì CPU có tần số và khoảng trống nhiệt được xác định sẽ chỉ dẫn đến thất thoát điện năng lớn hơn.

Thiết lập 255W cũng mang đến khả năng kéo dài tăng tốc xung nhịp gần với thông số kỹ thuật của Intel so với các bo mạch chủ cung cấp thiết lập 135W và 180W. Một CPU Core i9 10900 non-L trên bo mạch chủ có cấu hình 255W sẽ cung cấp tốc độ xung nhịp trung bình khoảng 4.5GHz một cách nhất quán trong khi một bo mạch chủ có cấu hình 135W/180W thấp hơn sẽ có kết thúc trung bình khoảng 3.9-4.0GHz. Kết quả được thực hiện trong bài test Prime 95 AVX trong 30 phút. Tương tự, Core i5-10600 sẽ mang đến hiệu suất ổn định trên cấu hình 255W so với cấu hình 135W/180W.

Có một số lợi thế để đi cùng với một trong hai thương hiệu còn lại nhưng MSI hiện cung cấp cấu hình Power Limit cao nhất trên bo mạch chủ dành cho dòng CPU Intel non-K thế hệ 10 cùng với các giải pháp điện năng mạnh mẽ hơn và tản nhiệt tốt hơn. Tóm lại, việc tăng Power Limit chắc chắn là một tính năng hữu ích cho phép ngay cả người dùng chính thống cũng có được sức mạnh bổ sung từ con chip của họ mà vẫn chưa được khai thác hết.

nguồn: wccftech

Related posts

Doanh Thu Quý III/2024 Của Xiaomi Vượt Kỳ Vọng, Đạt 12,78 Tỷ USD, Đánh Dấu Cột Mốc Mới Trong Chiến Lược Nâng Tầm Thương Hiệu Của Xiaomi 

realme C75 – Điện Thoại Đạt Chuẩn Kháng Nước IP69 Đầu Tiên Tại Thị Trường Việt Nam

Enabot Ra Mắt Robot Camera Chăm Sóc Thú Cưng All-In-One ROLA Petpal, Tích Hợp Tiện Lợi Phụ Kiện Tương Tác, Cho Ăn Và Quan Sát Thú Cưng Từ Xa.